Những hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng tóc mẹ cần biết
Một số trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều ở thóp, trán, đỉnh đầu... khiến cho bố mẹ không khỏi lo lắng. Trong giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường rụng tóc để thay tóc mới.
Tuy nhiên, một số trường hợp bé bị rụng tóc xuất phát từ nguyên nhân do mắc phải các bệnh như alopecia areata, các chứng suy giảm tuyến giáp...
Để chăm sóc bé và điều trị kịp thời, bố mẹ cần tìm hiểu về các hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng tóc.
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp
Thóp của bé sơ sinh được chia làm 2 phần: thóp trước và thóp sau. Đây là vùng mềm giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.
Tình trạng trẻ sơ sinh rụng tóc ở thóp là hoàn toàn bình thường. Vì lớp tóc non hay tóc máu giúp bảo vệ phần thóp mềm yếu, giữ ấm phần đầu.
Lớp tóc này được hình thành khi bào thai đạt 24 tuần tuổi. Chúng sẽ rụng dần lớp tóc máu để mọc mới tóc trưởng thành khỏe hơn.
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở thóp là điều bình thường bố mẹ không nên lo lắng
Quá trình này được xem như quy luật tái tạo của tóc. Do đó, mẹ cũng đừng nên quá hoang mang khi bé bị rụng tóc ở thóp.
Một lưu ý quan trọng cho bố mẹ là không tự ý cắt tóc trẻ sơ sinh để tóc mọc dày và khỏe hơn. Vì tóc bé có kết cấu như tóc bình thường, nên tóc có thể mọc không đồng đều.
Việc cắt tóc dẫn đến khả năng giữ ấm thóp do thóp chưa liền, đồng thời gây tổn thương, trầy xước phần da dầu non yếu.
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán
Tình trạng rụng tóc trước trán làm cho bố mẹ lầm tưởng bé bị hói đầu. Hiện tượng này cũng được lý giải tương tự tóc rụng ở thóp.
Vì tóc của bé bắt đầu mọc từ tuần thứ 24 của thai kỳ do sự tăng cường hóc môn của mẹ. Khi chào đời, lượng hóc môn này không còn nữa nên tóc sẽ rụng dần.
Tình trạng này sẽ kết thúc khi bé đạt 6 tháng tuổi. Sau thời gian này, nguyên nhân rụng tóc có thể xuất phát từ việc bé uống thuốc kháng sinh, hay cơ thể thiếu chất sắt, canxi, ...
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán cũng không quá nghiêm trọng
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trên đỉnh đầu
Phần đỉnh đầu của bé còn thưa do bị rụng tóc cũng là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Nếu trong giai đoạn 3-6 tháng, đây là chuyện bình thường do tóc bé rụng nhiều nhưng mọc còn ít. Thể trạng của trẻ sơ sinh còn yếu ớt nên hóc môn kích thích mọc tóc chưa nhiều.
Nếu tình trạng này kèm theo các triệu chứng khó ngủ, thiếu cân, chậm nói, bé hay khóc đêm... thì trẻ đang bị thiếu canxi.
Trong giai đoạn cho con bú, mẹ ăn nhiều món giàu canxi như sữa, hải sản, cá chạch, các loại rau có lá màu xanh...
Còn trong giai đoạn ăn dặm, mẹ đừng quên bổ sung vào thực đơn các loại rau xanh như rau cải, rau dền, cá chạch, vừng(mè), bột yến mạch, đậu phụ, hạnh nhân, đậu cô-ve.
Ngoài ra, mẹ nên quan sát các nguyên nhân gây rụng tóc đỉnh đầu như tư thế ngủ cọ đầu xuống giường. Mẹ cần cho bé chỉnh tư thế ngủ bớt cựa quậy và cọ đầu gây rụng tóc.
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc từng mảng
Rụng tóc ở trẻ sơ sinh theo từng mảng là hiện tượng tóc rụng thành từng mảng với kích thước khác nhau. Tình trạng này tạo nên các vùng không có tóc loang lổ trên đầu bé.
Rụng tóc từng mảng ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân từ bệnh tự miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch cho rằng các nang tóc là kháng nguyên nên sẽ tấn công và đào thải các nang tóc.
Mẹ nên tăng cười bổ sung dưỡng chất giúp tóc bé mọc lại
Sự thiếu hụt dinh dưỡng khiến tóc bị rụng theo từng mảng, sau đó có thể to dần thành vùng lớn và dẫn tới hói đầu.
Khi thấy trẻ bị rụng tóc từng mảng, mẹ nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ cần chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cho con.
Bổ sung các vitamin, khoáng chất trong bữa ăn dặm để bé có thể tóc nhanh phục hồi và mọc lại.
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ thường gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe. Hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng tóc là một trong các vấn đề mà bố mẹ cần biết. Mong rằng những kiến thức trên có thể giúp mẹ phát hiện các dấu hiệu và chăm sóc đúng cách để tóc mọc đều trở lại.
Theo https://www.marrybaby.vn |