4 trường hợp mẹ cần tránh xoa bụng bầu kẻo ảnh hưởng đến con Muốn thai nhi luôn được an toàn, phát triển toàn diện, mẹ bầu cần phải chú ý đến nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề đó chính là những trường hợp mẹ cần tránh xoa bụng bầu nếu muốn đảm bảo tính mạng cho thai nhi. Trong nhiều nghiên cứu, xoa bụng bầu là một hành động quen thuộc giúp kết nối mẹ và thai nhi. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng hoặc xoa bụng không đúng cách thì thai nhi có thể bị tổn thương. Xoa bụng bầu để làm gì? Bà bầu xoa bụng còn giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn và tinh thần thoải mái không bị mất ngủ, khi mang thai thì việc lưu thông máu sẽ diễn ra chậm. Vì thế nếu bạn xoa bụng thì sẽ kích thích máu lưu thông và bạn sẽ không dính phù nề khi mang thai và điều quan trọng nhất là khi xoa bụng bạn sẽ làm dịu được cơn đau khi mang thai.
Những trường hợp mẹ cần tránh xoa bụng bầu Thai nhi cử động nhiều hơn bình thường Chơi đùa, trò chuyện với con là một việc mẹ rất nên làm mỗi ngày để thai nhi phát triển nhanh chóng. Từ giữa thai kỳ, mẹ sẽ cảm nhận được rõ rệt từng cử động của thai nhi trong bụng. Dựa vào điều này, chị em nên học cách đếm thai máy để xem tình hình sức khỏe của thai nhi thế nào, có ổn định hay không. Tuy nhiên, khi nhận thấy thai nhi có hiện tượng cử động nhiều hơn bình thường, máy liên tục hoặc trong một thời gian dài không máy thì mẹ tuyệt đối cần tránh xoa bụng bầu. Hãy ngay lập tức đến bệnh viện vì con có thể đang gặp nguy hiểm. Việc xoa bụng trong trường hợp này sẽ kích thích sinh non, dọa sẩy thai, động thai cũng như đe dọa tính mạng con trong bụng.
Thai nhi 3 tháng cuối thai kỳ 3 tháng cuối là giai đoạn nhạy cảm, lúc này, thời điểm lâm bồn đang càng ngày càng đến gần hơn. Nếu muốn đảm bảo "mẹ tròn con vuông" thì chị em nên đặc biệt cần tránh xoa bụng bầu. Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm nên các hành đồng tác động vào bụng bầu như xoa, vỗ có thể khiến bé bị xoay ngôi thai theo chiều bất lợi. Trong tam cá nguyệt cuối cùng, tử cung người mẹ cũng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Xoa bụng bầu có thể khiến nhau thai bị tổn thương, kích thích tạo ra các cơn co, gây sinh non ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Bà bầu bị nhau tiền đạo Nhau tiền đạo là một biến chứng thai kỳ khiến cả mẹ và thai nhi sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn vượt cạn. Khi bà bầu bị nhau tiền đạo, bánh nhau sẽ bám ở phần dưới, che một phần hoặc toàn bộ tử cung thay vì bám ở mặt trước hay sau đáy tử cung. Khi được xác định mắc phải chứng nhau tiền đạo, mẹ tuyệt đối cần tránh xoa bụng bầu vì việc này có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Có dấu hiệu sinh non Nếu mẹ có tiền sử sinh non, sẩy thai hay thai lưu, ra huyết khi mang thai thì việc lạm dụng xoa bụng bầu quá nhiều có thể gây nên những cơn co thắt kích thích tống đẩy bé ra ngoài sớm hơn dự tính. Bé sinh non phải chịu nhiều thiệt thòi về sức khỏe cũng như trí tuệ so với những em bé khác. Vì thế, mẹ nên chú trọng đến thể trạng cũng như các thói quen sinh hoạt của mình để con không bị sinh thiếu ngày tháng, ốm yếu, chậm phát triển. Những việc mẹ nên lưu ý khi muốn xoa bụng bầu Đồng thời, trí não của thai nhi cũng sẽ được kích thích phát triển nhanh chóng, bé ra đời thông minh lanh lợi. Tuy nhiên, mẹ bắt buộc phải chú ý đến những vấn đề như thời điểm xoa bụng bầu, không nên dùng những động tác mạnh bạo hay kéo dài để massage bụng bầu. Nếu bà bầu không lưu tâm để né xa những trường hợp và hành động cấm, thai nhi trong bụng có thể gặp nguy hiểm vì dễ sinh non, bị tràng hoa quấn cổ hoặc thay đổi ngôi thai.
Một số bà mẹ muốn thực hiện các động tác massage để giảm thiểu stress, tăng sự đàn hồi dẻo dai cho cơ thể hoặc bôi các loại kem chống rạn lên bụng bầu thì hãy tuân thủ theo nguyên tắc sau: Cần tránh xoa bụng bầu quá 10 phút, chú ý tìm hiểu những động tác massage nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Theo Marry Baby |