Chỉ vì sơ suất của giáo viên mà giữa giờ ngủ trưa, cậu bé đã đột tử sau khi được phát hiện trong tình trạng miệng thâm đen, có ngậm thức ăn. Gần đây, vụ việc một học sinh mầm non tên Tiểu Mặc (5 tuổi) đã đột tử khi đang ngủ trưa tại trường mẫu giáo đã gây xôn xao dư luận Trung Quốc. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Tiểu Mặc chính là sai lầm mà không ít các bậc phụ huynh và giáo viên mắc phải. Sau khi bác sĩ tiến hành khám nghiệm tử thi, nguyên nhân hé lộ khiến cha mẹ và giáo viên của Tiểu Mặc hối hận vô cùng. Thức ăn không thể tiêu hóa đã trào ngược và tắc nghẽn ở thực quản, khiến Tiểu Mặc không thể thở và dẫn đến bi kịch đáng tiếc (Ảnh minh họa). Theo điều tra cho biết: Vào buổi trưa, bé Tiểu Mặc ăn rất no. Đến giờ ngủ trưa. Tiểu Mặc nói với giáo viên rằng, bụng em căng tức và không ngủ được. Giáo viên không để tâm đến trường hợp của Tiểu Mặc, họ bảo rằng em nên nghe lời và đi ngủ trưa như các bạn. Kết quả, Tiểu Mặc miễn cưỡng chìm vào giấc ngủ, sau đó em đã ra đi vĩnh viễn. Khi giáo viên phát hiện, miệng của Tiểu Mặc trở nên thâm đen và có ngậm thức ăn. Hóa ra, thức ăn không thể tiêu hóa đã trào ngược và tắc nghẽn ở thực quản, khiến Tiểu Mặc không thể thở và dẫn đến bi kịch đáng tiếc. Không nên nằm xuống ngay sau khi ăn Người trưởng thành hoặc trẻ em cần nhớ, không nên nằm xuống ngay sau khi ăn. Bởi điều này sẽ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Trong trường hợp nghiêm trọng, thực quản sẽ bị viêm và lở loét. Đây là trường hợp phổ biến thường thấy ở trẻ nhỏ. Mỗi khi các bé ăn xong và nằm, sẽ xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Nếu trẻ bị viêm amidan có mủ rất dễ gặp trường hợp trào ngược dạ dày thực quản. Bố mẹ có nên bắt ép trẻ ngủ trưa không? Thời gian ngủ cần thiết ở mỗi trẻ là khác nhau. Nếu trẻ không ngủ trưa và khi đến buổi chiều, tinh thần của trẻ vẫn tỉnh táo, bố mẹ hoặc giáo viên có thể rút ngắn thời gian ngủ trưa của trẻ, hoặc không nhất thiết bắt ép trẻ ngủ trưa. Đến buổi tối, bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm. Trường hợp trẻ khó ngủ trưa, trằn trọc khoảng 1 - 2 tiếng sau mới chìm vào giấc ngủ, đồng thời nếu trẻ không ngủ trưa, có biểu hiển không tỉnh táo vào buổi chiều, bố mẹ hoặc giáo viên nên cân nhắc lùi thời gian ngủ trưa của trẻ.
Bố mẹ cần để tâm khi trẻ đang ngủ Nhiều bố mẹ nghĩ rằng, nên tranh thủ làm việc khi trẻ đang ngủ. Thật ra điều này là không nên. Khi trẻ đang ngủ, các bậc cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra tình trạng của trẻ. - Lắng nghe nhịp thở của trẻ. Liệu nhịp thở của trẻ có biểu hiện bất thường không? Đây là cách đề phòng tình trạng trào ngược dạ dày thực quản khiến trẻ khó thở. - Nhìn trạng thái ngủ của trẻ. Bố mẹ cần quan sát liệu trẻ có hành động bất thường trong khi ngủ hay không, nếu có thì cần xử lý kịp thời. - Kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ. Nếu trán trẻ nóng lạnh bất thường, có thể là trẻ đang bị cảm sốt hoặc cảm thấy không thoải mái. - Kiểm tra chăn mền của trẻ. Nếu trẻ đá tung chăn, bố mẹ cần đắp lại chăn cho trẻ, tránh trường hợp trẻ cảm lạnh trong khi ngủ. Nếu trẻ trùm kín đầu khi ngủ, bố mẹ cần vén chăn màn giúp trẻ thông thoáng khi ngủ, tránh trường hợp trẻ gặp vấn đề về hô hấp. Giải quyết chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh - trẻ em như thế nào? Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, việc điều trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh - trẻ em gặp nhiều khó khăn bởi thể trạng của các bé còn yếu, việc ăn uống kiêng khem cũng không thể chủ động như người lớn. Với trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản, người mẹ nên cho con bú thành nhiều lần, rút ngắn khoảng cách giữa các lần (từ 1 - 1,5 giờ). Đồng thời, cho trẻ bú đúng tư thế và ngậm bắt vú đúng để hạn chế nuốt nhiều hơi vào dạ dày.
Đối với người mẹ đang nuôi trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ khuyên không nên kiêng cữ mà cần ăn đa dạng các loại thức ăn để có sữa cho con bú. Ngoài ra, người mẹ có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày hoặc các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa để tiết qua đường sữa cho con bú. Để không ảnh hưởng tới việc mất sữa, chất lượng sữa thì những sản phẩm Đông y, có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày là tốt nhất. Đối với trẻ lớn trên 2 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản, nên hạn chế thức ăn giàu chất béo như mỡ động vật, phủ tạng động vật, sô cô la, cà phê, đồ uống có ga... Chia nhỏ lượng thức ăn và cho trẻ ăn nhiều bữa hơn: 1-1,5 giờ/lần. Tránh cho trẻ ăn: nước cam, quýt, bưởi, thức ăn chiên hoặc nhiều dầu, tỏi, hành, thức ăn cay, sốt cà chua và những chế biến kèm sốt cà chua. Tránh thức ăn quá đặc làm tăng nguy cơ táo bón và giảm khả năng hấp thu canxi trong sữa. Theo Afamily
|