Nếu khiến cho đứa trẻ sơ sinh cười được trong tháng này, mẹ hãy mừng vì IQ bé cực cao Nụ cười hình thức giao tiếp xã hội sớm nhất của bé, cho mẹ thấy cách bộ não trẻ sơ sinh hoạt động, Nụ cười và tiếng khóc của trẻ sơ sinh là hình thức giao tiếp xã hội đầu tiên của bé, cho mẹ thấy một cái nhìn sớm nhất về cách bộ não trẻ sơ sinh hoạt động, thể hiện sự hiểu biết, nhận thức của con về thế giới bên ngoài. Trẻ sơ sinh đến một thời điểm sẽ tự khắc biết cười. Mặc dù không nhất thiết đứa trẻ nào cũng phải giống nhau, cùng không có yêu cầu thời gian chính xác, nhưng nói chung, một em bé biết cười sớm nghĩa là có ý thức sớm, chứng tỏ IQ rất cao, là nền tảng của trí thông minh. Cần rõ, trẻ sơ sinh có 2 kiểu cười: nụ cười phản xạ và nụ cười thật sự. Thông thường, nụ cười phản xạ của trẻ sẽ xuất hiện khi con được 1-2 tháng tuổi. Theo thời gian, nụ cười phản xạ sẽ dần mất đi và nụ cười thực sự của trẻ thường xuất hiện trong khoảng 4-6 tháng tuổi. Mẹ có thể phân biệt nụ cười phản xạ và nụ cười thực tế theo thời gian và thời lượng - Nói chung, nụ cười phản xạ có xu hướng ngắn hơn và xảy ra ngẫu nhiên, khi bé ngủ hoặc mệt mỏi. - Mặt khác, nụ cười thực sự xảy ra sẽ là để đáp lại một điều gì đó, như nhìn thấy khuôn mặt của mẹ hay nghe thấy tiếng hát trêu đùa của bố, và chúng nhất quán. Khi đó mẹ sẽ thấy cảm xúc thể hiện trong đôi mắt của bé. Nếu mẹ có thể làm gì đó khiến con cười (như trêu đùa, hát, làm trò ú oà....) khi bé trong khoảng 2-3 tháng tuổi chứng tỏ con rất thông minh. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng lo lắng khi không thấy con cười sớm. Việc thiếu nụ cười sớm không nhất thiết có nghĩa là bé không vui hoặc có điều gì đó không ổn. Từng em bé đạt được cột mốc này vào những thời điểm khác nhau, một số em bé có thể cần thêm vài tuần nữa. Nhưng nếu trẻ sơ sinh không mỉm cười sau 3 tháng tuổi, hãy cho bác sĩ nhi khoa biết điều này. Theo Eva
|