Chăm sóc bản thân tháng đầu sau sinh Chăm sóc bé sơ sinh rất quan trọng, nhưng chăm sóc mẹ sau sinh cũng không thể lơ là. Đặc biệt là trong 30 ngày đầu tiên. Mẹ cần được chăm sóc cẩn thận để mau hồi sức, chuẩn bị năng lượng để vượt qua rất nhiều khó khăn ở vai trò mới Ở những tháng đầu tiên, việc chăm sóc bà mẹ sau sinh dường như là một "nhiệm vụ bất khả thi". Chăm sóc bé cưng chiếm phần lớn thời gian, và mẹ hầu như không có thời gian rảnh để nghĩ đến bản thân. Tuy nhiên, nếu không giữ được sức khỏe, liệu mẹ có thể dành cho con sự chăm sóc tốt nhất? Chăm bé quan trọng, nhưng chăm sóc mẹ sau sinh cũng quan trọng không kém. Mẹ nên cố gắng dành ra cho bản thân chỉ vài phút mỗi ngày. Nó sẽ giúp bạn giảm thất vọng, nổi nóng, tự trách bản thân và thậm chí giúp bạn bảo vệ mình khỏi chứng trầm cảm sau sinh.
9 việc không thể thiếu khi chăm sóc mẹ sau sinh Tất nhiên, cuộc sống của mẹ với quỹ thời gian eo hẹp, bạn khó có thể làm cùng lúc tất cả các việc sau. Tốt nhất, mẹ chỉ nên tập trung vào những việc cảm thấy cần thiết nhất. Chăm sóc thể chất: Ăn, ngủ và luyện tập đúng cách. Giao lưu với những ông bố bà mẹ khác: Có sự trao đổi, tương tác với những vị phụ huynh khác sẽ giúp bạn có cơ hội được thổ lộ về những khó khăn mình gặp phải và trao đổi được nhiều kinh nghiệm hữu ích. Chăm sóc nhũ hoa của sản phụ Ai cũng biết trong thời gian cho con bú, vú bị căng sữa liên tục khiến ngực bị biến dạng. Hơn nữa, nhiều chị em chưa biết cách để cho con bú đúng cách dẫn đến tình trạng ngực bị co kéo, chảy xệ, nhũ hoa bị thâm sạm. Vì thế chị em hãy cần chú ý đến chế độ chăm sóc vòng 1 và cho bé bú đều ở cả 2 bên. Ngoài ra, chị em nên massage nhẹ nhàng vùng ngực trước khi cho con bú, điều này rất tốt cho vòng 1 và giúp tiết sữa nhanh hơn. Chăm sóc vùng kín và giúp co hồi dạ con sớm Đối với các mẹ sinh thường, cắt (hoặc rạch) tầng sinh môn là thủ thuật thường gặp. Khu vực giữa âm đạo và hậu môn (gọi là đáy chậu) có thể bị bác sĩ rạch để hỗ trợ cho việc chuyển dạ thành công. Sau khi sinh thường, khu vực bị rạch trở nên rất nhạy cảm trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên. Nó có thể gây đau khi ngồi, đi lại, ho hay hắt hơi. Để làm giảm sưng, đau hoặc ngứa ở khu vực rạch tầng sinh môn, các mẹ có thể thử vài gợi ý sau: Đá lạnh: Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh, chườm một túi nước đá vào khu vực sinh môn. Ngược lại, nếu không chăm sóc vùng kín chu đáo, người mẹ sẽ gặp phải một trong những vấn đề sau: vết thương bị nhiễm khuẩn; có dấu hiệu sưng tấy, rát hoặc ngứa; có mùi hôi khó chịu... Nguy hiểm hơn, mẹ có thể mắc phải một số căn bệnh phụ khoa sau sinh như khí hư (huyết trắng), viêm nấm... và có cảm giác một chút đau khi "yêu" do vết rạch tầng sinh môn và chứng khô âm đạo. Tập trung vào chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh Những ngày đầu sinh con, vấn đề dinh dưỡng sau khi sinh cho sản phụ cần được đặc biệt chú ý. Thức ăn cho mẹ trong những ngày này phải mềm, ấm và dễ tiêu hóa như cháo, mỳ gạo, trứng gà. Đối với các mẹ sinh mổ, khi chưa đánh hơi được (dấu hiệu thông ruột) thì không được ăn cháo thịt, cháo cá, cháo móng giò, sữa tươi, sữa đậu nành, nước mía...
Đừng quên chăm sóc làn da và vóc dáng Sau sinh, sản phụ cần chú trọng chăm sóc làn da với vóc dáng. Để da đẹp, dáng xinh, mẹ có thể áp dụng phương pháp như sau: Đối với làn da: Sau khi sinh xong 10 ngày, mẹ bắt đầu thoa nghệ tươi được hạ thổ trong vòng 01 tháng. Sau đó thoa cao bí đao và mặt nạ hồng hoa với nghệ và dầu oliu, mật ong và dầu dừa.
Bí quyết chăm sóc mẹ sau sinh: Biết "ngó lơ" đúng lúc Thật khó để bỏ đi cảm giác "tội lỗi" khi bạn dành sự quan tâm cho bản thân thay vì hết lòng hết sức chăm chút cho bé. Nhưng bạn cần thấy rằng, càng chăm sóc tốt cho bản thân thì càng có nhiều năng lượng để chăm sóc con. Vì vậy, cần tránh khỏi những suy nghĩ kiểu như: Tôi cần chăm sóc nhu cầu của mọi người khác trước Theo Marrybaby |