Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Thay vì ôm đồm, có 3 việc khi chăm con mẹ nên để bố làm sẽ có ích cho trẻ hơn nhiều


Có những việc chăm con bố làm không hề thua kém mẹ, thậm chí mang lại hiệu quả cao hơn, đó là những việc nào?

Dạo gần đây, chị Văn vừa có chuyến du lịch nước ngoài với bố mẹ, bé nhà chị mới 2 tuổi, bé còn quá nhỏ để theo mẹ nên chị giao việc chăm con cho chồng. Mặc dù chồng hứa hẹn sẽ chăm con thật tốt nhưng chị không yên tâm, chị vẫn thường xuyên gọi video về hỏi thăm tình hình của hai bố con.

Ngày trở về sau chuyến du lịch, chị cứ ngỡ nhà cửa sẽ hỗn loạn như bãi chiến trường, nào ngờ không như chị nghĩ, chồng chị Văn chăm con rất khéo, nhà cửa khá bề bộn nhưng nhìn chung vẫn sạch sẽ. Chị Văn nhận ra đàn ông chăm con không đến nỗi gọi là "thảm họa".


Chị Văn cũng như nhiều người mẹ đang đánh giá thấp khả năng chăm con của các ông bố, có những việc bố làm không hề thua kém mẹ, thậm chí mang lại hiệu quả cao hơn, đó là những việc nào?

1. Rèn luyện thể chất cho con


Nếu các mẹ giao nhiệm vụ giúp con rèn luyện thể chất cho các bố chẳng khác nào tìm đúng đối tượng (Ảnh minh họa).

 

Không thể phủ nhận các ông bố thường có sức bền đối với hoạt động thể thao và rèn luyện thể chất, trẻ con hiếu động và ham chơi, có người đồng hành chơi với trẻ thì không gì thú vị bằng. Các mẹ đương nhiên không thể khỏe như các ông bố. Nếu các mẹ giao nhiệm vụ giúp con rèn luyện thể chất cho các bố chẳng khác nào tìm đúng đối tượng, các ông bố sẽ giúp con vừa có sức khỏe vừa chơi thật vui. Rèn luyện thể chất với bố sẽ giúp trẻ có cơ bắp dẻo dai, trí não và hệ thần kinh đều phát triển khỏe mạnh.

2. Ru con ngủ

Bố ru trẻ ngủ sẽ giúp nuôi dưỡng khả năng sáng tạo và tính cách của trẻ (Ảnh minh họa).

 

Ru con ngủ thường là việc của người mẹ, nhưng các ông bố cũng có thể làm tốt. Bố ru trẻ ngủ sẽ giúp nuôi dưỡng khả năng sáng tạo và tính cách của trẻ. Các ông bố thường không có kinh nghiệm nên việc ru trẻ ngủ là một nhiệm vụ "bất khả thi", tuy nhiên bố có thể khiến trẻ phân tâm bằng cách hướng sự chú ý của trẻ vào những món đồ chơi đặt ở đầu giường, điều này khiến trẻ không vội tìm kiếm sự vỗ về của mẹ, khi trẻ dần quen, trẻ sẽ thích những cái ôm và âm thanh của bố. Nếu ngay từ nhỏ trẻ được tiếp xúc với những người khác giới, thì khi lớn lên khả năng giao tiếp xã hội của trẻ sẽ phát triển.

3. Dẫn con đi chơi


Bố giúp trẻ cảm nhận sự náo động bên ngoài xã hội, giúp cuộc sống của trẻ đong đầy nhiều màu sắc và thú vị hơn (Ảnh minh họa).

 

So với việc ở nhà và yên tĩnh khi ở bên mẹ, trẻ càng thích thú khi đi chơi với bố và tham gia các hoạt động xã hội ngoài trời, điều này sẽ giúp trẻ trải nghiệm và có thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống. Chăm sóc trẻ có thể được phân công là mẹ giúp trẻ cảm nhận sự yên tĩnh trong ngôi nhà, bố giúp trẻ cảm nhận sự náo động bên ngoài xã hội, giúp cuộc sống của trẻ đong đầy nhiều màu sắc và thú vị hơn.


Khi còn nhỏ, trẻ sẽ luôn được người lớn hỏi "Yêu mẹ hay yêu bố nhiều hơn?", cho dù đáp án của trẻ có thể khác nhau tùy vào từng thời điểm, nhưng tình yêu trẻ dành cho bố và mẹ đều là như nhau, các mẹ nên san sẻ nhiệm vụ chăm sóc trẻ với bố, như vậy mẹ vừa nhàn tênh vừa giúp trẻ cảm nhận được tình thương của bố.

Theo Helino