Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Trẻ suy dinh dưỡng đôi khi không phải do thiếu ăn các mẹ ơi!


Trẻ suy dinh dưỡng có thể xảy ra từ khi còn trong bụng mẹ hay cả khi đến tuổi trưởng thành. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng chứ không chỉ là do thiếu ăn như quan niệm xưa nay.

Đôi khi việc thiếu hiểu biết khi nuôi dạy con hoặc nuôi con sai phương pháp là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng. Trẻ ăn nhiều, bú giỏi những vẫn bị thiếu chất, ảnh hưởng sự phát triển.

Vậy các bậc cha mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng làm sao để tăng cân nhanh chưa?

Suy dinh dưỡng là gì?
Suy dinh dưỡng là hệ quả chính khi cơ thể trẻ bị thiếu nhiều vi chất cơ bản như kẽm, vitamin A, B, C, D, canxi, sắt, i-ốt, selen. Từ đó làm chậm quá trình tăng trưởng của trẻ, suy giảm phát triển nhận thực thậm chí dẫn đến tử vong.

Theo một nghiên cứu khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong 8 năm, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc suy dinh dưỡng dạng nhẹ cân giảm 21,2% xuống 14,1%, dạng thấp còi giảm từ 33,9% xuống 24,5%.

Tuy nhiên, tổ chức Liên Hợp Quốc vẫn xếp Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ trẻ mắc suy dinh dưỡng cao nhất thế giới.

 

Việt Nam vẫn nằm trong top những nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao trên thế giới

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng
Biện pháp đơn giản nhất để biết được trẻ phát triển bình thường hay bị suy dinh dưỡng bằng cách cân trẻ đều đặn hằng tháng để theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh (dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ).

Hàng tháng trẻ tăng cân đều đặn, đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa khỏe mạnh, phát triển bình thường. Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt (nguy cơ bị suy dinh dưỡng).

Nếu ở nơi không có điều kiện cân trẻ, có thể dùng số đo vòng cánh tay trái để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra còn có thể chia biểu hiện chứng suy dinh dưỡng ở trẻ theo giai đoạn:

Giai đoạn sớm: Biểu hiện đứng cân kéo dài hoặc sụt cân, biếng ăn hoặc ăn ít.
Giai đoạn toàn phát: Trẻ mệt mỏi, không hoạt bát, chán ăn hay quấy khóc, ít ngủ, mắc các bệnh nhiễm trùng, chậm biết đi, chậm biết bò, chậm mọc răng...
Cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm và những điều mẹ cần biết
Cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm và những điều mẹ cần biết
Trong giai đoạn ăn dặm, các món cháo dinh dưỡng là thực phẩm quen thuộc được các mẹ lựa chọn cho bé. Việc tự chế biến cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm cũng tốn khá nhiều thời gian và công phu chế biến. Để thuận tiện, nhiều mẹ chọn cách mua cháo ăn dặm nấu sẵn hoặc đóng gói nhưng liệu giải pháp này...

Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng trẻ em
Đa số đều cho rằng bé suy dinh dưỡng là do thiếu ăn. Điều này đúng tuy nhiên chưa đủ.

Nguyên nhân từ nguồn dinh dưỡng

Do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đủ về số lượng và chất lượng.
Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, không được ăn bổ sung hợp lý (có thể ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn,
Thức ăn bổ sung quá nghèo nàn về dinh dưỡng) hay trẻ bị các bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy cấp làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ.
Do sức khỏe của bé

Một số bệnh trẻ nhỏ hay bị mắc phải như viêm đường hô hấp, tiêu chảy... Đặc biệt là những trẻ không được bú sữa mẹ khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn.


Bé bị suy dinh dưỡng đôi khi do sức khỏe chứ không phải do ăn uống

Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, biếng ăn, phải sử dụng thuốc kháng sinh càng làm cho trẻ rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân do thuốc có tác dụng tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Nó dẫn đến thể trạng ngày càng gầy yếu và thức ăn không được hấp thụ hết.

Sinh non, thiếu sữa mẹ bổ sung lúc đầu đời

Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu các bà mẹ bị tắc tuyến sữa hay sữa ít thì nên bổ sung thêm các thực phẩm lợi sữa theo khuyến cáo của bác sĩ.

Đặc biệt các mẹ nhớ không được cho bé ăn dặm khi dưới 4 tháng tuổi và không cai sữa khi trẻ dưới 12 tháng.

Do các nguyên nhân gián tiếp

Điều kiện kinh tế gia đình nghèo đói
Môi trường ô nhiễm, dịch vụ chăm sóc y tế chưa tốt,
Thiên tai xảy ra thường xuyên
Bố mẹ hiếu kiến thức nuôi con, cai sữa sớm cho bé, hoặc trẻ bị sinh non...


Bố mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Để chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng tăng cân nhanh nhất, mẹ hãy cho bé ăn như một chuyên gia dinh dưỡng thực thụ.

Bữa chính chất lượng

Chọn loại thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc
Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Nếu bạn đã nấu và để quá ba giờ thì phải hâm lại trước khi cho trẻ ăn. Không cho trẻ ăn thức ăn để qua đêm.
Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, đảm bảo cung cấp năng lượng cho trẻ cao hơn bình thường. Bởi khi suy dinh dưỡng, trẻ không chỉ cần năng lượng để hoạt động mà còn cần thêm dinh dưỡng để cấu thành và phát triển cơ thể:
Nếu bé đang giai đoạn bú mẹ cần duy trì đến khi bé được 18 -24 tháng tuổi. Nếu bé được 1-2 tuổi cần cho ăn thêm bốn bữa/ngày kết hợp bú mẹ. Và trẻ từ 3-6 tuổi thì cho ăn 5-6 bữa/ngày.
Chú ý phản ứng bé khi ăn để có thể điều chỉnh nêm nếm thức ăn sao cho hợp lý.
Nhớ cho thêm dầu mỡ vào thức ăn để tăng thêm năng lượng, cũng như giúp hấp thu hiệu quả các vitamin tan trong dầu.

Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm tươi ngon bổ dưỡng vào khẩu phần ăn dặm của bé để phòng chống suy dinh dưỡng

Thường xuyên đổi món

Mẹ cần thay đổi thường xuyên những món ăn để bé hấp thu dễ và không có phản ứng chán ăn. Cách này giúp bé nhận biết được các mùi vị để không bị hành thành tính kén cá chọn canh về sau này.

Không ép bé ăn

Việc ép bé ăn hết một lượng thức ăn nhất định sẽ làm bé càng muốn chống lại và càng không muốn ăn
Hãy bình tính xem xét xem bé thích ăn khẩu vị ra sao, thực phẩm như thế nào và phải luôn tạo một không khí vui tươi khi ăn
Bạn nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, và đặc biệt nếu bé không ăn không được dọa nạt bé.
Đảm bảo dinh dưỡng cho bé từ lúc cho bú đến tuổi ăn dặm

Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh và kéo dài 18-24 tháng tuổi. Sữa mẹ sẽ giúp trẻ cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và còn cung cấp kháng thể chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ không mắc các bệnh nhiễm trùng
Chăm sóc trẻ bằng bữa ăn hợp lý: tập cho trẻ ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi, cho trẻ ăn đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng (Gluxic, Lypid, Protein, Vitamin)
Tăng cường sức khỏe và phòng bệnh

Phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng
Chăm sóc đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong thời gian trẻ bị bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bị bệnh
Định kỳ sáu tháng tẩy giun một lần cho trẻ trên 2 tuổi
Với các bé bị suy dinh dưỡng, thể trạng yếu ớt, thiếu sức sống sẽ làm con luôn cảm thấy mệt mỏi và thiếu tự tin về bản thân khi giao tiếp với bạn bè. Vì vậy, mẹ hãy trang bị thêm cách nấu những món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng để giúp con mau tăng cân, phục hồi thể trạng khỏe mạnh.

Theo Marrybaby