Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

7 thực phẩm cha mẹ hay cho con ăn nhưng không nghĩ gây nguy hiểm cho trẻ


Nếu bạn thường xuyên cho con ăn những thực phẩm này, hãy xem xét những thông tin mà chúng tôi khuyến cáo dưới đây.

Nhiều trẻ bắt đầu ăn các thực phẩm chứa nhiều đường khi còn rất nhỏ. Điều này làm cho vị giác của trẻ giảm bớt sự nhạy cảm của chúng, do vậy thức ăn bình thường dường như không còn hấp dẫn trẻ nữa. Ngoài ra, còn có các loại thực phẩm mà trẻ em không nên ăn vì các đặc điểm sinh lý của cơ thể.

Dưới đây là 7 thực phẩm có vẻ lành mạnh nhưng cha mẹ không nên cho trẻ ăn chút nào.

1. Nước ép đóng chai

Nước ép đóng chai hấp dẫn trẻ em ở các độ tuổi khác nhau. Chúng là đồ uống thuận tiện và thường đi kèm trong các gói ăn sáng. Tuy nhiên, một ly nước ép có chứa 5-6 muỗng cà phê đường. Đường hòa tan ngay lập tức được hấp thụ vào máu không tốt cho sự trao đổi chất của carbohydrate.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ ăn trái cây tươi thay vì uống nước trái cây. Nhờ chất xơ trong trái cây, nước trái cây được hấp thu dần dần. Hoặc cha mẹ có thể cho con uống nước ép vắt tươi hoặc sinh tố sẽ tốt hơn nước ép đóng chai.

2. Sữa chua

Để chọn một loại sữa chua lành mạnh, bạn cần phải đọc các thành phần trên sản phẩm. Đầu tiên, bạn không nên mua những sản phẩm sữa chua đặt trên các kệ mở hoặc không được cất giữ trong tủ lạnh. Thứ hai, mua sữa chua tự nhiên thay vì sữa chua ngọt.

Các loại sữa chua có trái cây chứa nhiều đường, chất béo và calo khiến trẻ bị béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3. Ngũ cốc ăn sáng

Ngũ cốc và các loại thực phẩm tương tự khác trông rất lành mạnh trong các quảng cáo khi được tuyên bố rằng chúng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Trên thực tế, những thực phẩm này chứa rất nhiều đường. Tất cả các yếu tố lành mạnh của ngô, lúa mì và yến mạch bị loại bỏ trong quá trình sản xuất và chỉ còn lại carbohydrate.

Rất khó để thỏa mãn cơn đói với thức ăn này, vì vậy chỉ vài giờ sau, đứa trẻ sẽ lại đói. Một thực phẩm thay thế tốt cho các loại ngũ cốc ăn sáng là bột yến mạch. Bạn có thể thêm trái cây và các loại hạt để làm cho bột yến mạch hấp dẫn trẻ hơn.

4. Mật ong

Trẻ em trước 2 tuổi không nên sử dụng mật ong. Mật ong không chỉ là thực phẩm có thể gây dị ứng mà đôi khi còn chứa vi khuẩn dẫn đến một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng gọi là ngộ độc botulism. Ngộ độc botulism là bệnh ngộ độc thực phẩm gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên là Clostridium botulinum, bệnh mang tính chất cấp tính rất nặng, có thể phá hủy thần kinh trung ương và gây tử vong cao.

Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo các bậc cha mẹ để phòng tránh ngộ độc botulism, việc chế biến thức ăn nên tuân thủ theo các hướng dẫn sau:

Luộc, nấu thức ăn trong khoảng 10 phút đủ để loại bỏ nội độc tố vi khuẩn. Không cho trẻ ăn những loại thực phẩm sắp có dấu hiệu hỏng. Loại bỏ những hộp thức ăn bị phồng lên do chúng có thể chứa khí sinh ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum.

5. Nho

Nho chứa các vitamin và khoáng chất mà trẻ em cần. Nhưng có một lý do mà trẻ em không được phép ăn nho là chúng to và trơn dễ khiến trẻ có thể bị nghẹt thở.

Ngoài ra, nho không tốt cho đường tiêu hóa của trẻ. Chuối là một sự lựa chọn thay thế tuyệt vời cho trẻ em dưới 2 tuổi.

6. Vitamin tổng hợp

Vitamin là một chủ đề gây tranh cãi khá nhiều. Vấn đề là, cha mẹ thường dựa vào kiến ​​thức và kinh nghiệm của mình để cho con uống thay vì nhờ một chuyên gia tư vấn. Điều này hoàn toàn sai lầm, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Cho dù các vitamin có hình dạng động vật vô hại như thế nào, chúng cũng vẫn cần được bác sĩ kê đơn trước khi uống.

Trẻ em nên nhận được các vitamin cần thiết từ thực phẩm, do đó cha mẹ không cần phải cho trẻ uống bất kỳ loại vitamin bổ sung nào.

7. Sữa lắc

Khi phải lựa chọn giữa thức uống có ga và sữa lắc, bất kỳ phụ huynh nào cũng sẽ chọn sữa lắc. Trên thực tế, sữa lắc cũng nguy hiểm như thức uống có ga vì chứa rất nhiều chất béo và đường.

Nghiên cứu mới nhất nói rằng uống một thức uống béo thường xuyên có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tim mạch. Sản phẩm này nguy hiểm với cả người lớn, chứ không riêng gì trẻ em.

 

Chúng tôi không khuyên các bậc cha mẹ không cho trẻ ăn đường và đồ ăn ngọt. Điều thực sự quan trọng là cha mẹ hãy có quan điểm rõ ràng về thực phẩm ngọt. Giải thích cho trẻ em rằng đồ ngọt là món tráng miệng và chúng không thể thay thế thức ăn bình thường. Nếu một người có thói quen ăn kiêng tốt khi còn bé, có khả năng cao là họ sẽ ăn thức ăn lành mạnh khi họ trưởng thành.

 Theo Brightside.me