Trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình chữa như thế nào? Vặn mình là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh, nhiều bé còn kèm theo giật mình khiến mẹ lo lắng. Để chấm dứt tình trạng này mẹ có thể tham khảo các thông tin bổ ích về nguyên nhân cũng như mẹo chữa trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình Để điều trị tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình mẹ cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến khiến bé hay vặn mình và giật mình. - Vặn mình sinh lý Trong tháng đầu tiên, bé chưa quen với môi trường bên ngoài nên thường sẽ hay vặn mình, giật mình khi ngủ. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi bé lớn hơn. Trào ngược dạ dày cũng có thể khiến bé vặn mình, giật mình. (Ảnh minh họa) - Trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé hay vặn mình và giật mình. - Bệnh vàng da Vàng da hoặc các bệnh về gan khác khiến cơ thể bé sản xuất bilirubin quá mức. Khi lượng bilirubin sản xuất quá nhiều sẽ khiến não bị tổn thương và gây ra co giật. - Thiếu canxi Khi bé bị thiếu canxi cũng sẽ dẫn đến tình trạng hay rướn người và giật mình. - Chứng ngưng thở tắc nghẹn Nếu trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình lúc tỉnh giấc kèm theo khó thở thì có thể bé bị chứng ngưng thở tắc nghẽn mãn tính. Tình trạng này thường xảy ra trong lức bé ngủ sâu nhưng cũng có thể diễn ra khi bé trong trạng thái buồn ngủ. Trong trường hợp này bé cần được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. - Thần kinh bị tổn thương Các vấn đề về thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh của bé bị tổn thương cũng có thể gây ra tình trạng hay vặn mình, giật mình. 2. Mẹo chữa trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình Hầu hết trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình là biểu hiện sinh lí thông thường. Nếu bé tăng cân tốt và không có biểu hiện gì bất thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau để điều trị tình trạng hay vặn mình, giật mình của bé: - Cho bé bú mẹ đầy đủ Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp bé phát triển toàn diện và tăng cường sức đề kháng cho bé. Đồng thời sữa mẹ cũng rất tốt cho hệ thống tiêu hóa của bé. Vì vậy mẹ nên cho bé uống đủ sữa mẹ để giúp bé khỏe mạnh, không bị thiếu chất. Điều này sẽ giúp chấm dứt tình trạng vặn mình, giật mình do thiếu canxi. Phòng ngủ của bé nên yên tĩnh, thoáng mát. (Ảnh minh họa) - Không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái Tiếng động ồn ào, phòng ngủ không thích hợp cũng là lí do phổ biến khiến bé sơ sinh bị giật mình. Vì vậy mẹ nên cho bé ngủ ở nơi yên tĩnh, thoáng mái, nhiệt độ vừa phải. - Tắm nắng thường xuyên Sau khi chào đời 7 đến 10 ngày, mẹ có thể cho bé tắm nắng cho bé sơ sinh. Mẹ nên tắm nắng cho bé vào buổi sáng khi ánh nắng còn dịu nhẹ. Tránh tắm nắng cho bé vào những ngày gió to, nắng gắt. Tắm nắng sẽ giúp bổ sung vitamin D, tăng cường canxi cho bé. Đồng thời tắm nắng cũng giúp chữa bệnh vàng da. - Đặt bé xuống giường khi bé thiu thiu ngủ Khi ru bé ngủ, mẹ không nên để bé ngủ trên tay mình. Vì như vậy bé sẽ quen cảm giác ngủ khi mẹ bế. Đồng thời khi mẹ đặt bé xuống giường, bé sẽ giật mình tỉnh giấc. Vì vậy mẹ nên cho bé xuống giường khi bé mới thiu thiu ngủ. Trong trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình kéo dài kèm theo biếng ăn, giảm cân, mệt mỏi thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách. Theo Eva
|