Nỗi lo nuôi dạy con cái ở thế kỷ 21 Có một sự thực không thể chối cãi. Ở thế kỷ 21 này, nhiều mối nguy hiểm rình rập có thể xảy ra cho lũ trẻ bất cứ lúc nào, khiến các bậc phụ huynh luôn thấy lo lắng sợ hãi trong quá trình nuôi dưỡng giáo dục dạy dỗ con cái.
Trẻ sơ sinh có thể ngưng thở khi đang ngủ, bị nghẹn vì yếm đeo, bị dẫm phải khi bò trườn, bị đánh rơi khi bồng bé hay cơ thể còi cọc chậm phát triển. Biết đi biết chạy một chút, chúng có thể nuốt phải đồ chơi, kéo đồ đạc đổ đè lên người, kẹt đầu giữa chấn song lan can, té cầu thang, chạy sộc ra giữa đường, bị bỏng vì bếp hay bị trẻ khác cắn. Lớn khôn hơn, con cái có thể bị lạc giữa siêu thị, té xe đạp, ngã trên sân chơi, bị kẻ lạ bắt cóc hay bị trẻ lớn bắt nạt tước mất tiền ăn trưa. Đến tuổi dậy thì, chúng có thể giao du với lũ bạn xấu, sa đà trên mạng ảo, bị tông xe, dính vào ma túy rượu chè hay quan hệ trai gái lăng nhăng. Khi trưởng thành, trẻ có thể mắc sai lầm trong hôn nhân, chọn không đúng nghề nghiệp, sống phiêu bạt. Rồi ngay khi các bậc phụ huynh nghĩ mình sẽ được yên trí thư thái đôi chút vì con cái đã lớn thì chúng lại bắt đầu "giao" lũ cháu cho cha mẹ, và vòng quay lo lắng lại bắt đầu lập lại. Là cha mẹ, bất kỳ ở giai đoạn nào của con, chúng ta luôn phải đối mặt với những nỗi sợ hãi, lo âu. Nếu không biết dùng đúng cách để đối phó, những ông bố bà mẹ có thể sa vào hai thái cực, hoặc là quá sốt sắng đùm bọc bảo vệ con, hoặc là thờ ơ, bỏ mặc chúng. Muốn nuôi dạy con tốt, để vượt qua những nỗi sợ này, các bậc cha mẹ thử cân nhắc những điểm quan trọng sau đây. 1. Hãy cẩn trọng, đừng hốt hoảng Bạn không thể gạt hẳn những rủi ro nguy hiểm ra khỏi cuộc sống. Mà ngay cả làm được đi nữa, liệu thực sự bạn có muốn thực hiện điều đó? Những bài học quan trọng nhất thường được tiếp thu từ những hoàn cảnh thất vọng, những trải nghiệm tệ hại. Nếu chúng ta nuôi dưỡng bảo bọc con cái trong một chiếc bong bóng nhựa, có thể ta sẽ giữ chúng an toàn được một thời gian, nhưng làm thế là cha mẹ đã cướp đi của con cơ hội để trưởng thành từ những thử thách. Những gì bạn có thể làm và nên làm là cần cẩn trọng một cách hợp lý. Không phải vì quá lo cho con mà bạn cấm chúng chơi thứ này, thứ nọ, trái lại hãy chỉ cho chúng cách chơi sao cho khôn ngoan, an toàn. Thay vì làm con cái sợ không bao giờ dám tiếp xúc với người lạ, hãy giúp chúng học cách quan sát và nhận ra những dấu hiệu cảnh báo. Con cái đòi lấy bằng lái xe? Đừng sợ mà cấm, hãy dạy chúng cách lái xe sao cho cẩn thận. Hãy cứ nói hết với con cái, kể cả cảnh báo chúng về những mối đe dọa, nhưng đừng khiến trẻ thu mình thành những kẻ nhát cáy. 2. Cha mẹ phải tự học Giải pháp là hãy tìm cho được một người bạn rành máy tính đủ khả năng chỉ vẽ cho bạn cách dùng công nghệ số, hướng dẫn bạn vượt qua những cạm bẫy của thế giới ảo, như thế máy tính sẽ trở thành thứ công cụ an toàn trong gia đình. Càng khôn ngoan về công nghệ số ở nhà, bạn càng bớt lo lắng và càng bảo vệ con cái một cách hiệu quả. Không phải mỗi chuyện Internet, việc học hỏi còn giúp cha mẹ nuôi dạy con cái đối phó với các nỗi sợ khác. Kiến thức chính là thứ vũ khí khôn ngoan và hiệu quả, khắc tinh của mọi mối đe dọa. 3. Nói chuyện thoải mái với con cái Dĩ nhiên, cũng có thể cần vạch ra cho con cái những ranh giới thích hợp. Ở một số khía cạnh, trẻ không thể tự bảo vệ mình được mà phải cần cha mẹ giúp. Tuy nhiên, ngay cả khi trợ giúp, cha mẹ cũng phải suy nghĩ hành động sao để trẻ nhìn mà tiếp thu được cách đối phó với các tình huống xấu. Hãy giúp trẻ phát triển phong cách sống hợp lý, giúp trẻ hiểu vì sao chúng hành động và làm cái gì. 4. Giữ vững tự tin, không sợ hãi Nếu muốn con mạnh mẽ, bạn cần phát triển sự tự tin cho con. Bạn phải tin, khẳng định về con mình, vẽ lên một tương lai rõ ràng cho trẻ. Làm thế không phải là cha mẹ muốn con cái kiêu ngạo mà cái cần là chúng ta trao quyền cho con. Thay vì dạy chúng sợ người lớn, hãy dạy chúng cách nhìn về người trưởng thành. Trẻ phải tập được cách mạnh dạn nói "không" với những gì làm chúng thiếu thoải mái, biết tự đặt ranh giới cho mình, bởi rồi sẽ có lúc chúng sẽ rời khỏi vòng tay bảo bọc của cha mẹ để tự mình bước đi. 5. Cha mẹ hãy là bến đỗ an toàn cho con Theo Phunu8 |