Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Vạch trần 9 quan niệm lỗi thời về cách nuôi trẻ sơ sinh


Cách nuôi trẻ sơ sinh của các mẹ bỉm sữa hiện đại đã khác xưa nhiều lắm tuy rằng vẫn có nhiều mẹ tin vào "huyền thoại" đã lỗi thời và áp dụng trong cách chăm sóc bé cưng.

Cách nuôi trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời rất quan trọng vì khoảng thời gian sau khi sinh tới 3 năm đầu đời bé hình thành 90% bộ não. Tính cách khi trưởng thành cũng ảnh hưởng rất nhiều từ giai đoạn này.

Việc tìm mua những cuốn sách hướng dẫn chăm sóc em bé mới sinh hay tìm kiếm thông tin từ Google với mẹ bỉm sữa là quá dễ dàng. Nhưng đôi khi, những phát kiến khoa học vẫn không thuyết phục được mẹ bỉm sữa. Họ vẫn tin tưởng vào quan điểm nuôi con xưa cũ.

Khoa học không phản biện cách nuôi dạy con kiểu truyền thống, chỉ là chứng minh một số quan điểm đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời hiên đại. Vẫn biết rằng mỗi mẹ mỗi phương pháp khác nhau, nhưng bài viết dưới đây vẫn nêu ra 9 cách chăm sóc bé sơ sinh được cho là đã lỗi thời.

Bé 6 tháng tuổi cần phải biết ngủ xuyên đêm
Ai nói với mẹ điều đó là họ đang áp đặt. Ai bảo là bé đạt cột mốc 6 tháng thì phải biết ngủ qua đêm. Ngay cả mẹ cũng không chắc chắn mình có thể giảm cân sau sinh trong vòng 1-2 tháng như bà mẹ khác trong hội nhóm trên mạng cơ mà. Đừng quá tin vào lời đồn đại này nhé!


Không phải bé nào cũng cán mốc ngủ xuyên đêm khi được 6 tháng

Thực tế thì mỗi trẻ sơ sinh lại có cách ngủ khác nhau. Các số liệu thống kê cho thấy chỉ khoảng một nửa số trẻ sơ sinh có thể ngủ qua đêm vào thời điểm 5-6 tháng tuổi. Một số khác đương nhiên là không làm như vậy cho tới khi 1 tuổi hoặc hơn. Bé sẽ ngủ xuyên đêm khi nào cơ thể cảm thấy sẵn sàng.

Bé sẽ khó rời xa địu em bé nếu mẹ sử dụng thường xuyên
Đúng là nếu sử dụng địu em bé sẽ cho phép mẹ "rảnh tay" làm thêm một số công việc khác đồng thời cũng giúp bé cảm thấy an toàn hơn khi ở gần bầu ngực của mẹ. Bé cưng sẽ ngủ ngon lành và mẹ cũng bớt lo lắng vì bé luôn trong tầm mắt.

Tuy nhiên, theo sự phát triển tự nhiên, khi lớn lên, bé sẽ không muôn làm bạn với địu. Đừng quá lo lắng mẹ nhé!

Cách duy nhất để bé cảm thấy an toàn là quấn "con nhộng"
Quấn bé bằng chăn hay tã vải để giữ ấm và giúp bé ngủ ngon hơn là phương pháp hiệu quả giúp bé ngủ ngon hơn. Tuy nhiên ngủ ngon không đồng nghĩa với việc bé cảm thấy an toàn. Cảm giác ấy chỉ xuất phát từ việc bé cưng cảm nhận được tình yêu và hơi âm từ mẹ.

Giúp bé cảm thấy được yêu thương bằng cách ôm bé vào lòng khi khóc, chơi đùa và nói chuyện khi thiên thần nhỏ thức giấc.

Bé chỉ đòi ăn khi đói
Mẹ nào cũng biết rằng cho bé ăn ăn là cách tốt nhất để cung cấp dinh dưỡng nuôi con lớn khôn. Nhưng bé không chỉ ăn khi đói. Bé bú mẹ đôi khi là một phản ứng bản năng giúp cảm thấy thoải mái hơn. Đó cũng là cách giải thích hợp lý khi bé rõ ràng là đang tu ti nhưng không nhiệt thành.

Bé bú mẹ gắn kết hơn bú bình
Không có bằng chứng rõ ràng nào chứng minh về quan niệm này. Điều quan trọng là cách cho con bú, cách xử lý mỗi khi bé khóc hơn dỗi và cách mà mẹ yêu thương bé. Phương pháp cho bú không liên quan đến sợi ây tình cảm của mẹ và bé.


Rõ ràng sợi dây liên kết mẹ và bé không xuất phát từ việc bú bình hay bú mẹ

Sợi dây liên kết mẫu tử mạnh mẽ nhất là khi mới sinh
Rõ ràng đây là quan niệm rất sai làm. Ngay khi vừa lọt lòng, mẹ sẽ hạnh phúc vô bờ vì lần đầu được diện kiến bé cưng sau 40 tuần thai nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tình cảm đó sẽ phai nhạt. Còn cả một quãng thời gian dài sau này để mẹ và bé xây dựng sợi dây yêu thương cơ mà!

Lý do duy nhất khiến bé khóc là đói
Cách thức giao tiếp trong những ngày đầu đời của bé với người thân là khóc. Và đương nhiên bé sẽ khóc khi cần sữa. Nhưng cũng có rất nhiều lý do khác lấy đi nước mắt của bé cưng. Có thể là tã, bỉm ướt nhèm hoặc cơ thể không được khỏe...

Bé yêu mẹ hơn bố
Phải công nhận rằng rất nhiều trẻ quấn quýt với mẹ hơn bố. Đơn giản vì mẹ dành nhiều thời gian chăm sóc bé hơn bố. Trong khoảng 1 năm đầu đời, bé sẽ quấn hơi người nào ở bên thường xuyên hơn. Đó có thể không phải là cha mẹ mà là bà nội, người giúp việc.

Có nhiều ông bố thích được tự tay chăm con thì quan điểm này hoàn toàn là sai lầm. Bé sẽ mê bố như điếu đổ, "bỏ rơi" mẹ luôn!

Bé 6 tháng tuổi sẽ biết ngồi bô
Nếu sớm, một em bé có thể ngồi bô khi tròn 5 tháng tuổi và một số khác thì không. Nếu cứ ép buộc bé phải ngồi bô khi trẻ không thích mẹ có thể vô tình khiến bé nhịn tiêu tiểu, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Ngày nay, hầu hết trẻ nhỏ ở khắp nơi trên thế giới được tập ngồi bô trước khi được 2 tuổi. Bạn không cần tập cho bé thói quen đi vệ sinh quá sớm, nên để bé phát triển tự nhiên.
Cách nuôi trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời đa phần sẽ khiến các mẹ bỉm sữa cảm thấy hoang mang vì sao mà nhiều phương pháp, nhiều thông tin quá. Biết làm sao cho đúng bây giờ! Hãy cứ làm mẹ như bản năng mách bảo, mẹ sẽ biết đâu là điều tốt nhất cho bé cưng của mình.

Theo Marrybaby