Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Cách nhận biết sớm trẻ sốt xuất huyết


Con gái tôi năm nay 6 tuổi, cháu bị sốt cao 2 ngày nay (không ho, không sổ mũi) đã uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ. Liệu có phải cháu bị sốt xuất huyết?

Con gái tôi năm nay 6 tuổi, cháu bị sốt cao 2 ngày nay (không ho, không sổ mũi) đã uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ. Liệu có phải cháu bị sốt xuất huyết?

Trần Thị Hằng (tranhang@gmail.com)

Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh do virut gây ra, có 2 triệu chứng cơ bản, đó là: sốt và xuất huyết. Trong đó triệu chứng sốt là cơ bản vì luôn xảy ra lúc bệnh khởi phát. Chứng sốt trong bệnh SXH có một số đặc điểm khác với chứng sốt của bệnh khác với 3 đặc điểm: sốt đột ngột bất thình lình (trước đó trẻ hoàn toàn bình thường); sốt cao: nhiệt độ lên tới 39-40oC hoặc cao hơn, sờ vào trán trẻ thấy nóng ran; sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, có cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một lát lại tăng lên. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng như xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc,... Xuất huyết dưới da thường ở cẳng tay cẳng chân, nách ngực, thắt lưng. Biểu hiện chấm xuất huyết (những chấm đỏ không biến mất khi ấn vào, đây cũng chính là điểm để phân biệt với trường hợp nốt đỏ do phát ban khi ấn vào sẽ biến mất)...; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi (chảy máu cam), chảy máu răng, đại tiện ra máu; ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo (kinh nguyệt trước kỳ). Điều cần lưu ý là có tới 4 týp virut gây SXH, do vậy người bệnh mắc SXH rồi vẫn có thể bị mắc. Nghĩ ngay đến SXH khi trẻ sốt liên miên, uống thuốc hạ sốt bớt rồi lại sốt, không ho, không sổ mũi; hoặc nếu thấy trẻ sốt dùng thuốc hạ sốt 2 ngày không đỡ và thấy những chấm đỏ dưới da ấn không mất đi, cần cho trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế.

Nguồn http://suckhoedoisong.vn