Đừng tự tiếp tục bao biện "Khẩu xà tâm phật", con bạn đang là người gành chịu hậu quả!" "Mắng con" không thực sự là "tốt cho con" như bạn nghĩ đâu.
Kết thúc học kì, con xếp thứ 2, bố liền tiện miệng nói "Tại sao lại không phải đứng đầu vậy, chứng tỏ con chưa cố hết sức..." nhưng thực ra trong lòng bố cảm thấy rất vui, thường xuyên đem ra khoe với bạn bè trên bàn nhậu.
Lại kết thúc học kì, kết quả của con cao nhất lớp, mẹ nói như thể đó là lẽ đương nhiên "Đứng đầu cũng không được phép tự kiêu, con gái tiểu học có thể cần cù bù thông minh, nhưng lên đến cấp 2, 3 không cẩn thận là theo không kịp đó con!".
Nhưng thực ra mẹ cảm thấy tự hào vì con, thường xuyên khoe với "hội bạn thân" con mình tài giỏi.
Còn có một số trường hợp tiêu cực hơn
Bố mẹ cãi nhau, rõ ràng rất thương con cái, muốn cho con một gia đình hoàn chỉnh. Nhưng hễ mở miệng lại nói "Nếu không phải vì con thì bố mẹ sớm đã ly hôn rồi.."; "Nếu không phải vì con, ai thèm lấy người như bố con chứ..."
Hay tin con gặp tai nạn, mẹ vô cùng suốt ruột lo lắng, chỉ sợ con xảy ra chuyện không hay. Nhưng khi gặp con lại chẳng thể hiện, to tiếng "Mù à, chiếc xe to như vậy mà không thấy sao? Đâm chết còn đỡ, nếu tàn tận rồi ai nuôi mày cả đời?..."
Chúng ta thường có xu hướng "keo kiệt" đối với những lời nói yêu thương, thậm chí khi nói ra miệng lại biến thành những lời có thể làm tổn thương người khác.
Chúng ta còn đặt tên cho những hành vi này như một sự ca ngợi "khẩu xà tâm phật".
Thế nhưng bất kể tâm có "phật" đến thế nào đi chăng nữa thì khẩu xà rốt cuộc vẫn là khẩu xà, trẻ nhỏ cũng như một tờ giấy trắng đơn thuần và non nớt, cũng có một trái tim đầy "tâm" lại bị "khẩu xà" của bạn sát thương.
Thực ra "khẩu xà" có thể làm tổn thương người khác hoặc không
Đôi khi bác sỹ thường cố ý nói nặng lời với người nhà bệnh nhân vừa hoàn thành phẫu thuật: "Không được ăn gì cả, nếu ăn mà xảy ra việc gì tự chịu trách nhiệm!". Rất nhiều bệnh nhân không hiểu và cho rằng thái độ của lương y như vậy là quá kém.
Nhưng thực ra, bác sỹ cũng chỉ vì muốn tốt cho bệnh nhân, nếu nói quá nhẹ nhàng, nhiều bệnh nhân sẽ không thể hiểu được mức độ nghiêm trọng cũng như tính cần thiết của sự việc, thậm chí trộm ăn đồ ăn.
Lúc này, nghe có vẻ như dọa nạt người khác, nhưng thực ra lại không làm tổn thương người khác.
Trong khi những ví dụ ở trên đều vô tình làm tổn thương người khác. Tuổi con còn nhỏ, chưa hẳn đã hiểu hết được ý nghĩa sau lời nói của người lớn, càng không nói đến những lời chua ngoa đả kích.
Những lời nói khó nghe sẽ trực tiếp làm mất đi sự tự tin ở trẻ và cảm thấy không an toàn, phá vỡ tình cảm cũng như sự tín nhiệm đối với người lớn trong gia đình.
Đừng tiếp tục nói những lời "khẩu xà tâm phật", đặc biệt với trẻ nhỏ!
Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình thường xuyên cãi nhau, cho dù không thực sự cãi vã mà chỉ là "khẩu xà", thường có xu hướng rất nhạy cảm, tính cách thường yếu đuối, sợ sệt, cẩn thận và rụt rè, luôn tỏ vẻ nơm nớp lo sợ,chỉ lo một chút sơ ý lại bị trách mắng.
Rất nhiều bậc phụ huynh thường hay thắc mắc: Tại sao khi bố mẹ cãi nhau, con cái thường tỏ ra rất "hiểu chuyện"?
Đơn giản bởi đó không thực sự là con cái đã biết suy nghĩ, đó là sự sợ hãi, trở nên trầm mặc và muốn lấy lòng bố mẹ. Trẻ nhỏ lo lắng nếu bố mẹ không vui, gia đình sẽ đổ vỡ.
Cuộc sống này đã quá khó khăn, vậy tại sao không nói với nhau được những lời tốt đẹp!
Con cái, bất kể được sinh ra trong gia đình giàu có hay nghèo khó, đều không bằng sinh ra trong gia đình tràn ngập tình yêu thương.
Vì vậy, khi trở về nhà, hãy cất giữ "khẩu xà" của bạn, cho trẻ nhỏ một gia đình hoàn chỉnh chỉ ngập tràn "tâm phật" bạn nhé!
Theo Tri Thức Trẻ