Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Chọc ối có đau không? Không đáng sợ lắm đâu!


Chọc ối là xét nghiệm xâm lấn, có thể gây sẩy thai mặc dù rất thấp (khoảng 1%). Phương pháp thực hiện đơn giản nhưng vẫn có nhiều rủi ro, khiến thai phụ lo lắng việc chọc ối có đau không?


Chọc ối là một thủ thuật y khoa cần thiết với mẹ bầu có kết quả siêu âm bất thường, giúp xác định chính xác hơn nguy cơ di tật bẩm sinh của trẻ. Khi tiến hành thủ thuật này, các bác sĩ sẽ chọc kim vào khoang ối thông qua hình ảnh siêu âm. Chọc ối có đau không? Lấy dịch ối có ảnh hưởng đến thai nhi không? Đây là câu hỏi nhiều mẹ bầu thắc mắc, lo sợ.

Chọc ối được thực hiện ở tuần thứ bao nhiêu của thai kì?
Nếu bắt buộc phải thực hiện chọc ối thường bác sĩ sẽ chỉ định trong khoảng tuần thai từ 15-19. Kết quả sẽ chính xác đến 99,4 %. Chọc ối là phương pháp điển hình nhất để phát hiện hội chứng Down. Không những thế, lấy nước ối xét nghiệm còn chỉ ra hàng trăm rối loạn gen khác nhau như:

Nhiễm sắc thể giới tính
Các rối loạn gen như hồng cầu hình liềm, xơ nang, bệnh Tay-Sachs (bệnh này có thể phá hủy tế bào thần kinh)
Nhược cơ
Bệnh Thalassemia (bệnh thiếu máu)
Các dị tật thần kinh như nứt đốt sống
Khuyết bán cầu não
Dị tật tim bẩm sinh
Chọc dò ối sẽ được các bác sĩ cân nhắc vì sẽ ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Những trường hợp cần thực hiện lấy ối:

Thai nhi có bất thường về hình thái trên siêu âm
Triple test có kết quả dương tính
Từng sinh con dị tật
Mẹ trên 35 tuổi


Khi bác sĩ chỉ định phải chọc ối mẹ cần bình tĩnh, mọi chuyện sẽ ổn cả thôi!

Chọc ối xét nghiệm có đau không?
Có lẽ, nhiều bà bầu sẽ cảm thấy lo lắng đến mất ăn, mất ngủ khi biết sẽ phải thực hiện thêm xét nghiệm chọc ối. Liệu rồi có chuyện gì không hay với bé không? Chọc ối có gây đau đớn không?

Mẹ cứ bình tĩnh. Ngày nay với công nghệ kĩ thuật hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao việc thực hiện chọc ối được tiến hành rất dễ dàng. Hơn nữa, các dụng cụ y tế được sát trùng, đảm bảo sự an toàn cao nhất đến mẹ và thai nhi, nên hoàn toàn không có nguy cơ bị nhiễm trùng ối hay rỉ ối về sau.

Quá trình chọc ối xét nghiệm chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút. Bác sĩ thăm khám và siêu âm để xác định vị trí chọc ối ở một khoảng cách an toàn cho bào thai. Các bước tiến hành:

Siêu âm sẽ xác định vùng có nhiều nước ối mà không có cấu trúc thai
Da bụng được sát trùng, và bác sĩ dưới hướng dẫn của siêu âm sẽ dùng một kim nhỏ để đi qua thành bụng, qua cơ tử cung, lấy nước ối gửi xét nghiệm...
Kết quả sẽ có trong vòng 2 tuần
Theo kết quả nghiên cứu mới của Hội Y khoa Mỹ cho biết nguy cơ sảy thai do chọc ối sẽ rất thấp, chỉ khoảng 1/1.600. Để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ sẽ được bác sĩ kê cho thuốc uống chống co bóp tử cung để an toàn hơn. Trong quá trình chọc ối, thai phụ có thể cảm thấy đau nhói chỉ vài phút. Mẹ cần cố gắng vượt qua tâm lý sợ hãi để có được kết quả xét nghiệm chính xác nhất nhé!


Chọc ối là một xét nghiệm tiền sản, dùng một mũi kim nhỏ lấy một lượng nước ối được rút từ tử cung qua thành bụng để mang đi kiểm tra

Sau khi chọc ối cần làm gì?
Mẹ nên cẩn thận thực hiện nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ sau khi thực hiện lấy ối để bảo vệ thai nhi:

Hạn chế làm việc nặng và cần có người nhà chăm sóc đặc biệt
Thai phụ cần uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, nên nghỉ ngơi 2-3 ngày để theo dõi thai
Tránh quan hệ tình dục
Không nên đi du lịch xa, đi máy bay
Đồng thời, mẹ cần lưu tâm những diễn biến ảnh hưởng đến thai và liên hệ ngay bác sĩ để kịp thời xử lý sau khi chọc ối:

Xuất hiện một vài cơn co thắt và chảy máu nhẹ
Bị chuột rút, ra huyết nhiều ở âm đạo, bị rò rỉ nước ối, vì đây có thể là những dấu hiệu sẩy thai
Trường hợp bị sốt kéo dài rất có thể mẹ bị nhiễm trùng sau khi lấy ối
Trên đây là các thắc mắc và giải đáp cho những vấn đề xoay việc việc chọc ối có đau không? Những rủi ro khi lấy dịch ối. Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp ích cho mẹ khi cần.

Theo Marrybaby