Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

"Giải ảo" việc cạo đầu trọc cho trẻ sơ sinh giúp con mọc tóc dày hơn khi lớn


Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo truyền thống được truyền từ thời "ông bà anh" cho rằng: Cạo trọc đầu cho bé sơ sinh sẽ giúp tóc con mọc nhanh hơn. Thực hư của việc này thế nào?


Tập tục cạo đầu trọc cho trẻ sơ sinh với niềm tin rằng con trẻ khi lớn lên sẽ có mái tóc dài & dày không chỉ tồn tại ở Việt Nam. Rất nhiều quốc gia ở Châu Á đều có quan niệm này. Qua nhiều thế hệ, quan niệm này trở thành cách chăm sóc con phổ biến.

Tại các nước Đông Nam Á, nhiệt độ nóng bức và độ ẩm nhiều. Người ta tin rằng cạo tóc sẽ giúp con mát mẻ, thoải mái hơn, tránh được chấy rận và ghẻ ngứa. Hẳn không ít người trong chúng ta từng nghe bà, nghe mẹ nói rằng: "Hồi đó tóc con có một chỏm. Nhờ cạo mà giờ dài và dày...
Cạo đầu trọc giúp tóc dài?
Liệu có bất cứ bằng chứng khoa học nào cho việc này?
Rất tiếc, câu trả lời là: KHÔNG
Cấu trúc mái tóc của trẻ thơ đã được quy định ngay từ khi mới sinh ra. Theo Leonica Kei, chuyên gia nghiên cứu tóc Trung tâm Trichological Philip Kingsley (Singapore), tóc mọc nhiều hay không phụ thuộc vào số lượng chân tóc trên đầu mỗi người.
Số lượng chân tóc này được xác định ngay khi mới đẻ. Trẻ sinh ra đã sở hữu tất cả các nang lông chúng sẽ có khi lớn.
Hiểu đơn giản, nang tóc là những túi tế bào bên dưới bề mặt da giúp tạo ra tóc. Kích thước các nang lông quyết định độ dày mỏng của tóc em bé. Nếu phần nang tóc lớn, tóc sẽ dày hơn và ngược lại.

Số lượng nang tóc quyết định mật độ tóc trên da đầu. Càng nhiều nang tóc, mái tóc con sẽ nhiều hơn và dày đặc hơn.
Cạo đầu trọc của trẻ sơ sinh dĩ nhiên chẳng thể thay đổi số lượng nang tóc bên dưới da đầu. Nang tóc được quyết định bởi gene, chứ không phải do việc cạo tóc hay không cạo tóc.
Cạo tóc dễ gây nguy cơ cho con
Theo các bác sĩ Nhi khoa, việc cạo tóc cho con thậm chí còn gây nguy hiểm cho con, nhất là với những em bé dưới 6 tháng tuổi. Làn da của bé mỏng hơn rất nhiều so với người lớn và thường chỉ dày khoảng 1 mm.
Các lớp biểu bì, lớp hạt rất mỏng. Các chức năng bảo vệ của da đầu trẻ kém so với kích thích bên ngoài. Do đó, nếu dùng dao cạo hay tông đơ, da đầu bé dễ trầy xước gây nhiễm trùng. Da đầu trẻ nếu chẳng may bị tổn thương sẽ khó kiểm soát do trẻ chỉ định dùng thuốc lan tràn.

Phần thóp của trẻ sơ sinh thời điểm này có thể chưa hoàn toàn khép. Mái tóc mỏng manh của bé yêu lúc này có vai trò như một bộ đệm bảo vệ. Nếu mẹ cạo trọc đầu cho bé, toàn bộ mảng da đầu non nớt sẽ lộ ra và rất không an toàn.
Tình trạng hói ở trẻ sơ sinh
Bạn buồn lòng vì mái tóc của bé yêu của mình không hoàn hảo? Tin vui cho bạn là không phải bé sơ sinh nào cũng có mái tóc non tơ ưa nhìn đâu. Khi bé mới sinh ra, tóc của con là tóc non. Tóc non là loại tóc ngắn, mềm và trông có vẻ xơ xác.
Khi trẻ phát triển hơn, tóc này rụng dần đi. Mái tóc trưởng thành hơn, non tơ, mềm mại mới thay thế. Lúc đó, con sẽ trông đáng yêu hơn nhiều.
Một điều làm các mẹ phiền lòng đó là tình trạng tóc rụng dẫn đến hói đầu của trẻ sơ sinh. Các nguyên nhân gây hói đầu:
Do thay đổi hóc-môn: Trẻ sẽ có giai đoạn bị hói do thay đổi hóc-mon và có thể kéo dài đến 6 tháng.
Do động tác ngồi hoặc ngủ: Theo các chuyên gia, trẻ cọ xát đầu sau lưng vào ghế trẻ em hoặc nệm thường bị mất tóc ở chỗ đó.
Trẻ sử dụng loại dầu gội chứa hóa chất, hoặc tiếp xúc với nền nhiệt quá cao gây xơ, đứt gãy và gia tăng quá trình "lão hóa" của mái tóc.

Để giảm rụng tóc cho bé sơ sinh, bạn nên thay đổi vị trí đầu của con khi bé nằm trong nôi, hoặc ngồi ăn trên ghế chuyên dụn
Đừng quá lo lắng về độ dày mỏng của tóc trẻ sơ sinh và hết sức tránh cạo đầu trọc cho con. Bạn chỉ nên cắt ngắn tóc cho bé thoải mái, dễ vệ sinh khi tắm táp. Chỉ tham vấn bác sĩ khi con bị quá nhiều gàu, tóc bị ốc trâu bết lại. Khi nào con đủ lớn, bạn sẽ thấy tóc con đẹp và rất khác so với khi còn nằm trong nôi.

Theo TheAsiaparent