Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Trong quá trình sinh con, bé yêu trong bụng cảm nhận như thế nào?


"Đàn ông vượt biển có đôi. Đàn bà vượt biển mồ côi một mình". Tuy vậy, mẹ không hoàn toàn đơn độc đâu. Bé yêu trong bụng cũng sát cánh cùng mẹ, "chiến đấu" không mệt mỏi trong quá trình sinh con.


Chúng ta chỉ thường nói về cảm nhận của mẹ trong quá trình sinh con. Có bao giờ bạn tự hỏi con mình cảm thấy thế nào trong lúc này?
Quá trình chuyển dạ, sinh con là khoảng thời gian vô cùng quan trọng của bất kỳ mẹ bầu nào. Những cơn co thắt đau thấu óc, hơi thở gấp rút, cảm xúc ngổn ngang... Trong lúc ấy, bé yêu trong bụng như thế nào? Bé có đau khi tử cung co thắt mạnh không? Bé cảm nhận thế nào trước khi chào đời và gặp mẹ?

"Mẹ, con cảm thấy những cơn co thắt của mẹ"

Mẹ bầu không chỉ là người duy nhất cảm nhận những cơn co thắt tử cung. Bé cũng cảm nhận được điều này. Thể hiện ở việc trái tim bé nhỏ của con đập nhanh hơn qua những lần co bóp mạnh.
Quá trình sinh con của mẹ bầu


Bé yêu trong bụng cảm nhận rõ các cơn co thắt của mẹ


Khi nhịp tim của bé giảm xuống sẽ báo hiệu bé đang gặp khó khăn và có thể bị sặc phân su trong dạ con.
Giữa những cơn co thắt, bé yêu cũng nhận được ít oxy hơn. Nhưng mẹ tự nhiên đã sắp đặt ổn thỏa, con vẫn có thể trải qua điều này dễ dàng. Đôi khi trẻ còn ngủ trong quá trình tử cung mẹ co thắt dữ dội.
Lý giải cho việc này, bé yêu cảm nhận tử cung của mẹ co bóp quanh mình. Nhịp tim của con vẫn được theo dõi suốt quá trình này. Khi chuyển dạ, cơ thể mẹ sản sinh ra oxytocin tình yêu. Chúng giúp bé yêu trong bụng cảm nhận sự hạnh phúc 

Chuyển dạ nhanh giúp hạn chế nhưng cơn đau co thắt trong quá trình sinh thường. Mẹ có thể áp dụng các phương pháp khoa học lẫn dân gian.
Bạn giúp con bằng cách
Những cơn co thắt ngày càng mạnh, gây đau và căng thẳng. Nhưng bạn càng căng thẳng, con cảm nhận được và cũng căng thẳng theo.
Lúc này, bạn có thể tưởng tượng hạnh phúc sắp tới, khi được đón bé yêu vào lòng. Điều này giúp bạn giữ bình tĩnh và giảm tình trạng căng thẳng.
"Con đang di chuyển xuống đó, mẹ ơi!"
Cơn co thắt của mẹ càng dồn dập, bé sẽ nhanh tụt xuống sâu và đẩy vào đường sinh nở. Trẻ phản ứng với cảm giác này theo nhiều cách khác nhau.
Lúc này, đầu của bé di chuyển xuống trước, đi vào đường âm đạo. Con co thắt xảy ra liên tục và mạnh mẽ hơn, bé cảm nhận được bức tường tử cung ép lên mình. Nhưng theo các chuyên gia, bé sẽ không cảm thấy đau trong lúc này.

Bạn giúp con bằng cách

Tập trung hơi thở, cung cấp oxy cho con đầy đủ. Dành sức tập trung cho những cú rặn, giúp bé yêu nhanh chóng vượt qua đường âm đạo và chào đời an lành.
"Con sắp đến với mẹ rồi..."
Bé yêu của bạn đang cố gắng hết sức để di chuyển xuống phía dưới. Nếu vị trí thai có bất thường như ngôi thai ngược, nhau quấn cổ, trẻ sẽ phải khó khăn hơn mới chào đời được.
Tất cả trẻ sơ sinh đều được Mẹ Thiên nhiên chuẩn bị về mặt sinh lý cho hành trình chào đời của mình.
Tiến sĩ Anne Deans, chuyên gia về sản khoa và phụ khoa tại Bệnh viện Frimley Park giải thích: "Vì các hộp sọ của bé không được cố định, nên hộp sọ của bé có thể thay đổi hình dạng khi đi ra khỏi cơ thể mẹ.
Bạn giúp con bằng cách
Sử dụng trọng lực giúp hành trình con về với mẹ nhanh và dễ dàng hơn. Nếu bạn nằm ngửa, con sẽ "vượt ải" khó khăn như leo dốc cao. Nếu mẹ nằm đầu cao hơn, ngồi sinh trong nước hoặc đẻ tự nhiên theo động tác Squat, bé sẽ lọt lòng dễ dàng hơn.

"Một chốc nữa thôi mẹ con ta sẽ gặp nhau"
Khi đầu bé yêu ra ngoài, mẹ sẽ cảm nhận cơn đau banh da xé thịt. Lúc này, mẹ rất hoảng hốt và bối rối với con đau. Nhưng bạn có thể an tâm vì chỉ vài phút nữa thôi, mẹ có thể ôm con trong vòng tay rồi.

Quá trình sinh con thường
Lúc này là giai đoạn khó khăn của bé. Con cảm thấy đang bị thít rất chặt nơi cửa mình của mẹ
Áp lực lên cơ thể em bé khi đi qua cổ tử cung rất hữu ích trong việc chuẩn bị cho bé sống ngoài tử cung. Việc nén ép mạnh làm sạch chất lỏng và chất nhầy từ phổi của bé. Đồng thời ngăn bé hít phải chất lỏng và máu khi sinh.
Bạn giúp con bằng cách
Tiếp xúc da kề da với em bé ngay sau khi sinh. Bằng cách này, bạn giúp điều chỉnh tim và tỷ lệ hô hấp của mình, giữ bé ấm áp, và thúc đẩy bản năng tìm đầu vú mẹ của bé.
Quá trình sinh con rất thiêng liêng và hệ trọng, nó đòi hỏi sự nỗ lực của cả mẹ và con. Hiểu được cảm nhận của bé yêu trong bụng, mẹ sẽ tự chủ hơn, làm chủ nhịp thở và cảm xúc của mình, giúp con chào đời khỏe mạnh.

Theo Marrybaby