Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào để trẻ nhanh khoẻ, phát triển tốt
Trẻ sinh non có sức khỏe yếu và cơ địa nhạy cảm, phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, vì thế cần được chăm sóc đúng cách, có chế độ chăm sóc đặc biệt. Những vấn đề sức khỏe ở trẻ sinh non Trẻ sinh non là trẻ ra đời dưới 37 tuần tuổi, so với trẻ sinh đủ tháng trẻ sinh non có nguy cơ tử vong gấp 20 lần do dễ bị hạ thân nhiệt, nhiễm khuẩn, suy hô hấp và những trở ngại trong nuôi dưỡng. Chi phí y tế dành cho trẻ sinh non gấp 10 lần cho trẻ đẻ đủ tháng, thời gian nằm viện dài gấp 9 lần. Trẻ sinh non sống sót phải đối mặt với nguy cơ bất thường trong phát triển vận động, thần kinh, giảm khả năng học tập. 75% trẻ em dưới 1 tuổi tử vong do bị sinh non. Khoảng 25% trẻ sinh non bị mù hoặc giảm thị lực, 5% trẻ giảm thính lực. Những di chứng dài hạn có thể gặp như tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, hen suyễn... Một số khuyết tật có tính chất lâu dài đối với trẻ sinh non bao gồm: các vấn đề về hành vi, như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và tình trạng căng thẳng, lo lắng. Các bệnh về thần kinh, như bệnh bại não có ảnh hưởng đến não bộ, tủy sống và các dây thần kinh. Hội chứng tự kỷ, là một nhóm bệnh có ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, các kỹ năng xã hội và hành vi của trẻ.
Trẻ sinh non phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Cách chăm sóc trẻ sinh non Trẻ sinh non có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, vì thế cần được chăm sóc đúng cách, chế độ chăm sóc đặc biệt. Trẻ sinh thiếu tháng thường sẽ trải qua những tuần đầu đời ở khoa chăm sóc sơ sinh đặc biệt. Bé chỉ được xuất viện khi đã đủ cứng cáp, tự thở và bú được. Tuy nhiên, việc chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng ở nhà cũng đòi hỏi những kỹ năng và kiến thức đặc biệt, bác sỹ và nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn và dặn dò bạn trước khi xuất viện. Môi trường nuôi dưỡng: Trẻ sinh thiếu tháng rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt trong mùa đông, khi thời tiết lạnh. - Cần đảm bảo môi trường sạch sẽ, bởi lúc này sức đề kháng trẻ rất yếu, rất dễ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào tấn công. - Giữ cho trẻ tránh xa những người bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng. - Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa lây truyền bệnh. Hạn chế mọi người chạm vào trẻ. - Thường xuyên làm sạch đồ chơi. - Tránh những nơi đông đúc, có nhiều trẻ nhỏ. Nhiệt độ phòng: Luôn giữ thân nhiệt cho bé ở nhiệt độ 36,5 – 37 độ C. Cụ thể: Với trẻ sinh non, đạt cân nặng từ 2 – 2,5kg, nên để nhiệt độ phòng trung bình khoảng 27 – 28 độ C. Trẻ sinh non đạt cân nặng 1,5 – 2kg nên để nhiệt độ phòng 30 – 32 độ C. Đặc biệt, với những trẻ sinh non dưới 1,5kg, phải duy trì nhiệt độ phòng ở mức ấm, dao động khoảng 33 – 35 độ C. Chế độ dinh dưỡng: Lúc đầu, hầu hết trẻ sinh non cần bú mẹ 8 đến 10 lần mỗi ngày. Mẹ không nên để trẻ đói quá 4 giờ vì sẽ khiến trẻ bị mất nước. Trẻ sinh non thường hay bị trớ sữa khi bú, điều này hoàn toàn bình thường nếu như bé vẫn tăng cân đầy đủ. Nếu trẻ ngừng hoặc giảm tăng cân bạn cần nói chuyện với bác sĩ. Các bác sĩ khuyên nên cho trẻ thiếu tháng ăn dặm sau 6 tháng tính từ ngày sinh đủ tháng của bé (không phải ngày sinh thực tế). Trẻ sinh non không phát triển đầy đủ như trẻ bình thường nên cần nhiều thời gian hơn để trẻ phát triển khả năng nuốt. Nếu trẻ có vấn đề sức khỏe đặc biệt, bác sĩ có thể yêu cầu chế độ ăn kiêng đặc biệt. *Lưu ý: Cha mẹ cần giữ liên lạc với bác sĩ chuyên khoa nhi để phòng những trường hợp khẩn cấp. Theo http://www.doisongphapluat.com |