Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

“Mẹ mở cho con xem một tí thôi” và bài học về cách “cai nghiện” smartphone cho trẻ


Bắt trẻ nhịn đói một ngày, cấm mua đồ chơi, không cho đi công viên, không mua đồ mới... những điều kiện này chúng ta có thể áp dụng để "trị" được những đòi hỏi của trẻ. Chỉ cần mẹ đừng vội "mềm lòng" khi thấy những giọt nước mắt hay khuôn mặt ủ rũ của con.


Sáng nay, đang cho em Đậu ăn sáng ở quán trước trường mẫu giáo thì có một gia đình, gồm bố mẹ và bé trai lớn hơn em Đậu một chút bước vào.

Trong lúc người mẹ đang kêu phục vụ để gọi món thì em bé ngồi bên cạnh kéo kéo áo mẹ "Mẹ ơi, mẹ lấy điện thoại cho con xem đi". Người mẹ làm lơ như không để ý, lấy đũa và thìa ra lau.

Đứa trẻ liền quay về phía bố: "Bố ơi, cho con xem điện thoại xí đi". Lúc đó, người bố đang cầm điện thoại trên tay nên liền đồng ý "Được rồi, đợi bố một tí. Bố mở cho con".

Khi đứa bé đang hí hửng chuẩn bị đưa tay cầm điện thoại thì người mẹ quay sang ngăn lại "Không được. Con phải ăn sáng đã"

Đứa bé liền cự nự: "Mẹ đút con ăn đi. Con xem một tí thôi."

Người mẹ lắc đầu: "Không được. Con phải tự xúc ăn. Con thấy bạn Bi không, bạn ấy luôn tự mình xúc ăn và ăn rất giỏi."

Đôi khi vì muốn con ăn nhanh một chút nên cho con dùng điện thoại,
điều này vô tình lại hại con. Ảnh minh họa


Đứa bé vẫn hướng mắt về phía cái điện thoại trên tay bố "Nhưng con muốn xem điện thoại"

Người mẹ cương quyết "Không được. Tối về mẹ sẽ cho con xem"

Đứa bé bắt đầu rơm rớm nước mắt "Nhưng con muốn xem bây giờ"

Đúng lúc đó, nhân viên đưa món ăn ra. Người mẹ thổi một chút cho nguội rồi đẩy món đã gọi cho con đến trước mặt đứa trẻ "Đây là phần của con, con ăn hết để còn đi học".

Lúc này nước mắt đã giàn dụa trên mặt đứa trẻ nhưng bé không khóc thành tiếng. Bé vẫn cố gắng đòi hỏi nhu cầu của mình "Mẹ đút con ăn đi, rồi mẹ mở cho con xem một tí".

Nhưng người mẹ không bị em thuyết phục "Bây giờ mẹ hỏi con, con có ăn không?"

Đứa bé liền mạnh mẽ lắc đầu.

Người mẹ không nói gì. Đẩy phần ăn của bé ra xa rồi nói với con "Được rồi. Nếu con không ăn thì không cần ăn nữa. Mẹ cũng sẽ không bỏ sữa vào cặp cho con. Lát nữa, mẹ cũng dặn cô giáo cắt phần cơm trưa và cơm chiều của con. Mẹ đã dặn con rồi, nhớ không. Nếu con không ăn hoặc bỏ bữa, con sẽ phải nhịn đói cả ngày. Con đồng ý chứ?"

Nước mắt càng chảy ra nhiều hơn. Giọng đứa bé lí nhí "Nhưng con muốn xem siêu nhân một tí thôi mà".

Lúc này, người mẹ nghiêm túc quay sang đối diện nhìn con "Mẹ sẽ cho con xem. Nhưng không phải bây giờ. Con cần phải ăn sáng và đến trường để bố mẹ đi làm. Nếu con còn tiếp tục đòi hỏi mẹ sẽ cấm con chơi điện thoại luôn. Ngày mai cuối tuần mẹ cũng sẽ không cho con đi chơi đâu cả, cũng không mua đồ chơi cho con. Bởi vì con không nghe lời mẹ, như vậy con là một đứa trẻ hư, có đúng không?"

Đứa bé liên tục lắc đầu: "Không phải, con ngoan mà. Con không có khóc, không đòi điện thoại nữa"

Người mẹ lúc này mới gật đầu, lấy giấy lau nước mắt cho con: "Được rồi. Vậy thì con phải ăn hết bát phở này và nhanh chóng vào lớp. Nhìn xem, các bạn vào trường hết rồi đấy"

Đứa bé liền ngoan ngoãn cầm thìa xúc phở ăn, vẫn không quên dặn mẹ "Mẹ nhớ phải cho con xem, phải mua đồ chơi cho con nữa đấy"

Người mẹ xoa đầu con, khích lệ: "Mẹ biết rồi. Con nghe lời thì mẹ sẽ đồng ý với con".

Cự tuyệt đòi hỏi của con, khiến đứa trẻ chấp thuận thì mẹ cũng cần biết cách. Ảnh minh họa

Chứng kiến cách dạy con của người mẹ trẻ, tôi bỗng nhiên giật mình. Bởi vì, thỉnh thoảng con gái tôi cũng đòi cho xem điện thoại mới chịu ăn. Vì muốn con ăn nhanh và không mè nheo, tôi liền đồng ý. Cứ như vậy, tạo thành một thói quen xấu cho bé. Cứ đến bữa ăn, khi tôi nhắc đế hai từ "ăn cơm" bé liền leo lên ghế, lấy điện thoại xuống rồi nói "Mẹ mở cho con xem đi".

Có đôi lần, tôi cũng cự tuyệt bé, không cho xem nhưng bé lại nằm lăn ra ăn vạ, khóc lóc, không chịu ăn. Thế là tôi đành thỏa hiệp. Chỉ khi nào đi ra ngoài ăn, bé mới chịu ngoan ngoãn ngồi im cho mẹ đút mà không đòi hỏi xem điện thoải vì mải nhìn ngó và nghịch phá những thứ xung quanh.

Hôm nay, tôi đã rút cho mình một bài học, đó là cần phải có thái độ kiên quyết hơn với những đòi hỏi của trẻ.

Tôi nghĩ, không chỉ có tôi mà rất nhiều bà mẹ trẻ khác rơi vào hoàn cảnh này. Làm mẹ thường rất dễ bị những lần ăn vạ, khóc lóc, làm nũng của con khiến cho "xiêu" lòng. Hoặc vì thương, tội nghiệp con, có đôi lúc lại nghĩ "chúng là trẻ con thì biết gì, chiều một chút cũng không sao" mà vô tình tạo cho con thói ỷ lại. Chúng nghĩ rằng, chỉ cần giở "vài chiêu" năn nỉ, ăn vạ người lớn liền xiêu lòng.

Bắt trẻ nhịn đói một ngày, cấm mua đồ chơi, không cho đi công viên, không mua đồ mới... những điều kiện này chúng ta có thể áp dụng để "trị" được những đòi hỏi của trẻ. Chỉ cần mẹ đừng vội "mềm lòng" khi thấy những giọt nước mắt hay khuôn mặt ủ rũ của con. Mỗi ngày có thể đáp ứng cho trẻ coi 15-20 phút nhưng nên tránh vừa ăn vừa coi. Bởi vì, nhiều trẻ chăm chú coi điện thoại, không chịu nhai nên nuốt lửng hoặc trẻ ăn theo kiểu "không biết no" vì muốn coi nhiều hơn. Những điều này thật sự nguy hại cho dạ dày của trẻ.

Có những người lại áp dụng phương pháp "nặng tay" hơn như mắng, đánh trẻ... Thực chất, những hành động này chỉ khiến trẻ sợ hãi chứ không giúp chúng hiểu được vấn đề và nghe lời. Từ đó, chúng dễ xa lánh mẹ hoặc trở nên trầm tính, ít năng động hơn vì nghĩ rằng nếu chúng tiếp tục làm sai thì sẽ bị đánh.

Hãy hành động như người mẹ ở trên, nói cho đứa trẻ hiểu vấn đề của chúng. Rằng những nhu cầu của trẻ sẽ được đáp ứng nhưng sẽ vào thời điểm cụ thể. Chẳng hạn, buổi tối mới được xem điện thoại, cuối tuần mới được đi chơi, lúc trẻ làm tốt việc gì đó mới được mua đồ chơi...

Việc nói chuyện thẳng thắn với trẻ cũng giúp trẻ bộc lộ được những mong muốn, suy nghĩ của mình và cũng là một cách để trẻ tư duy và nhận biết tình huống. Ví dụ, trẻ nhận biết rằng khi chúng cần một thứ gì đó thì chúng cần có một thứ khác để trao đổi. Chẳng hạn, muốn xem điện thoại thì cần phải ăn hết đồ ăn và đi học ngoan ngoãn. Sau vài lần như thế, trẻ sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình để có thể được xem điện thoại như ý muốn.

Bắt trẻ nhịn đói một ngày, cấm mua đồ chơi, không cho đi công viên, không mua đồ mới... những điều kiện này chúng ta có thể áp dụng để "trị" được những đòi hỏi của trẻ. Chỉ cần mẹ đừng vội "mềm lòng" khi thấy những giọt nước mắt hay khuôn mặt ủ rũ của con. Dành thời gian chơi với con, không chỉ giúp trẻ tư duymà còn  làm cho tình cảm gia đình thêm gắn bó. 
Bố mẹ đừng viện cớ bận mà để con tự mình chơi với smartphone trong nhiều giờ liền. Mỗi ngày chỉ cần dành 30 phút giao tiếp, chơi với con, dạy con những trò chơi vận động bên ngoài đóng vai trò rất quan trong trong sự phát triển tư duy và thể chất của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ nhận dạng được không gian, thời gian, các đồ vật và sự kiện diễn ra xung quanh. Lúc này, 5 giác quan của trẻ cũng được phát triển tối đa giúp bé nhanh bén và linh hoạt hơn.

Nếu chỉ ngồi ôm máy chơi game trong thời gian dài thì chỉ có thị giác của bé hoạt động, 4 giác quan còn lại và các phản xạ tự nhiên không có điều kiện để phát triển, dẫn dẫn đến tình trạng phản ứng chậm hơn trẻ bình thường. Ví dụ, cùng chơi trò đua xe, nhưng nếu bé được chơi ở công viên với các bạn thì có thể kết hợp với các vận động tay, chân, mắt, tai để phản xạ. Nhưng khi chơi trên điện thoại chỉ có phản xạ duy nhất là nhìn.

Vì thế, bố mẹ đừng bao giờ từ chối nói chuyện với con và cũng đừng vội đáp ứng các nhu cầu, đòi hỏi của con nhé. Hãy tạo ra những tình huống và dạy cho con những bài học thích hợp.

Theo Phunu8