Bảo quản sữa mẹ đúng cách: Những điều không phải ai cũng biết Vắt sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh để cho con bú khi đi làm trở lại sau thời gian nghỉ thai sản là việc nhiều bà mẹ có con nhỏ đang áp dụng. Nhưng liệu các mẹ đã bảo quản sữa đúng cách chưa, tham khảo thông tin dưới đây ngay nhé!
Trẻ bú sữa mẹ bảo quản trong tủ lanh là cách nhiều bà mẹ có con nhỏ đang áp dụng.
Nếu đi công tác lâu ngày, bạn có thể cất sữa mẹ ở ngăn đông bên trong ngăn mát của tủ lạnh, thời gian bảo quản lên đến 2 tuần. Đối với ngăn đông riêng biệt, có thể giữ được đến 3 tháng, với tủ đông chuyên dụng (nhiệt độ -18°C hoặc thấp hơn) thời gian bảo quản có thể lâu hơn từ 6-12 tháng. Nên chia nhỏ sữa mẹ thành từng phần để bảo quản, tránh lãng phí. Dụng cụ bảo quản sữa cũng góp phần không nhỏ quyết định thời gian sử dụng của sữa. Sữa mẹ sau khi nặn/vắt nên cho vào trong chai nhựa sạch, có nắp đậy với lượng vừa đủ. Thận trọng khi dùng chai bằng thủy tinh vì rất dễ vỡ nếu bảo quản trong ngăn đông. Nên dán nhãn trên mỗi chai sữa: ngày và giờ vắt sữa mẹ. Chai sữa nào bảo quản trước sẽ lấy cho bé bú trước. Lưu ý khi cho bé bú sữa "ướp lạnh" Mẹ nên kiểm tra độ ấm của sữa trước khi cho bé bú bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên mu bàn tay hoặc mặt trong cổ tay, thấy ấm là được. Lưu ý không được làm ấm sữa bằng lò vi ba vì nhiệt độ sẽ không nóng đều, chỗ nóng nhiều chỗ nóng ít dễ gây bỏng cho bé hơn nữa lại dễ làm mất vi chất có trong sữa mẹ. phu-nu-8-bao-ve-sua-me-sung-cach-anh5.jpgMẹ hoặc người chăm sóc nên thử độ ấm của sữa trước khi cho bé bú. Sữa sau khi rã đông có thể bảo quản được 12 giờ trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu dùng không hết thì bỏ hẳn đi chứ không trữ lạnh trở lại. Tốt nhất nên bảo quản sữa thành từng chai riêng biệt, mỗi chai vừa đủ cho trẻ bú trong một lần. Nhận biết sữa bảo quản không an toàn Sữa sau bảo quản cũng có thể tách lớp với lớp béo nổi lên trên. Để biết sữa có bị hỏng hay không, bạn có thể thử các phương pháp sau: Bảo quản sữa mẹ cẩn trọng và không cho bé bú loại sữa đã nghi ngờ bị hỏng.
- Quan sát sữa: Sữa mẹ khi bảo quản có thể sẽ tách thành hai lớp với lớp béo nổi lên trên. Điều này bình thường và chỉ cần lắc đều trước khi cho bé bú. Tuy nhiên, nếu sữa bị vón cục thì có thể sữa đã hỏng. - Nếm sữa: Nếu sữa có vị kim loại hoặc vị như xà phòng, sữa có vị chua rõ thì không nên cho trẻ bú. Bảo quản sữa mẹ đúng cách không khó, điều khó là bạn có đọc được những thông tin hướng dẫn đúng chuẩn hay không. Hy vọng những thông tin được chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Theo Phunu8 |