Trẻ bị dị ứng không rõ nguyên nhân thường khiến phụ huynh lo lắng. Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng mẹ cho con bú ăn đậu phộng giúp giảm nguy cơ này.
Một trong những loại thực phẩm gây dị ứng nhiều nhất với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đậu phộng. Điều khiến phụ huynh lo lắng là thực phẩm này thường xuất hiện bất thình lình trong các món mà bố mẹ không thể ngờ tới, như tương ớt chẳng hạn. Để giảm nguy cơ trẻ bị dị ứng đậu phộng mẹ có thể ăn thực phẩm này ngay khi cho con bú.
trẻ bị dị ứng
Đậu phộng và các chế phẩm có thể xuất hiện khắp mọi nơi
Đây là kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Bệnh viện Humber River ở Ontario, Canada.
Nghiên cứu thực hiện từ việc theo dõi 342 trẻ sau sinh cho đến lúc 7 tuổi để xem có bị dị ứng với đậu phộng hay không. Kết quả cho thấy nếu mẹ có ăn đậu phộng trong thời gian cho con bú hoặc cho trẻ ăn đậu phộng trước 12 tháng tuổi thì chỉ có 1,7% trẻ bị dị ứng, so với tỷ lệ chung là 9,1%.
Tiến sĩ Meghan Azad, nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Bệnh viện Nhi đồng Manitoba ở Winnipeg (Canada) cho rằng: "Điều thú vị về nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên xem xét tiêu thụ đậu phộng của mẹ trong khi cho con bú bằng với thời gian cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với đậu phộng".
Tiến sĩ Tracy Pitt, tác giả đầu tiên của nghiên cứu và chuyên gia về dị ứng ở trẻ em ở Bệnh viện River Humber chia sẻ: "Hy vọng sử dụng những kết quả này như một điểm khởi đầu cho nhiều nghiên cứu để đưa ra những hướng dẫn nhằm phòng ngừa dị ứng thực phẩm ở trẻ em tốt hơn". Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Khoa học miễn dịch và Dị ứng lâm sàng.
Kết quả nghiên cứu này được Ủy ban Tư vấn Khoa học Dinh dưỡng của chính phủ Anh xem trọng và hiện đang xem xét những lời khuyên về việc sử dụng đậu phộng như là một phần của báo cáo trên diện rộng về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em. Thông tin chính thức sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Nguy cơ rình rập khi trẻ bị dị ứng đậu phộng
Nếu trẻ bị dị ứng đậu phộng và không được phát hiện, điều trị kịp thời, để xảy ra các phản ứng kéo dài một trong vài giờ hoặc ít hơn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến một trong bốn cơ quan trong cơ thể sau:
Phản ứng ở da: Những biểu hiện ở da thường dễ nhận biết nhất. Thông thường, mẹ có thể nhìn thấy dạng mẩn ngứa, đỏ, nổi mề đay, chàm eczema hoặc tấy đỏ và sưng quanh miệng hoặc mặt. Phát ban có thể xảy ra khi hạt hoặc đậu phộng mới tiếp xúc với da và bạn thậm chí còn chưa ăn nó.
Hệ thống tiêu hóa: Các triệu chứng có thể bao gồm chuột rút cơ bụng, buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy.
Hệ hô hấp: Có thể là các biểu hiện chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; ngứa, chảy nước mắt; hắt hơi, kích thích hen với ho và thở khò khè.
Hệ tim mạch: Trẻ có thể cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu và mất ý thức.
Trường hợp xấu nhất dị ứng có thể gây ra sốc phản vệ - phản ứng đột ngột có nguy cơ đe dọa tính mạng. Sốc phản vệ còn có thể làm cho đường hô hấp sưng lên và tụt huyết áp. Kết quả là trẻ có thể bị khó thở và mất ý thức.
Sốc phản vệ ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng
Sốc phản vệ ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng
Con bạn thường xuyên bị dị ứng và bị khó thở hay một phản ứng nào đó ở mức độ nặng? Câu trả lời "có" đồng nghĩa với việc bé có nguy cơ bị sốc phản vệ cao.
Cách phòng tránh hiệu quả
Theo tự nhiên, cách tốt nhất để tránh bị dị ứng là tránh xa các nguồn gây dị ứng. Với đậu phộng cũng vậy, để ngăn chặn là tránh đậu phộng và các loại hạt cây. Điều đó có nghĩa là trẻ không ăn chúng mà còn là không ăn bất kỳ thực phẩm nào có thể chứa thành phần nguyên liệu các loại hạt cây hoặc đậu phộng.
Ngoài ra, khi mua các loại thực phẩm mẹ cũng nên đọc kỹ thành phần để đảm bảo thực phẩm không chứa hạt. Tìm trên nhãn các cụm từ sau:
Có thể chứa các loại hạt
Được sản xuất trên thiết bị dùng để chế biến các loại hạt hoặc đậu phộng.
Sẽ thật tiệc nếu như chỉ vì trẻ bị dị ứng đậu phộng mà không thể thưởng thức được các món ăn hấp dẫn. Mẹ có thể thử giúp bé cưng bằng cách cho ăn đậu phộng khi con bú bú nhé!
Theo Marrybaby