Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Giải mã hiện tượng trẻ sơ sinh khó ngủ giai đoạn 0-6 tháng


Trẻ sơ sinh khó ngủ, thức giấc liên tục không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé mà còn khiến mẹ mệt mỏi, dễ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh hơn.


Sau sinh cho tới khoảng 3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh chỉ ăn - ngủ - đi vệ sinh. Trẻ khó ngủ hoặc ít ngủ về đêm kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển sau này.
Giấc ngủ bình thường của bé
Dù nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức thì nếu trẻ sơ sinh bú đều thì giấc ngủ của bé sẽ kéo dài từ 2-3 tiếng. Với trẻ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ngủ xuyên đêm. Từ 1-3 tuổi thì cứ hai trẻ lại có một trẻ thức dậy lúc nửa đêm. Theo các chuyên gia, đó là điều bình thường vì mỗi trẻ có cách ngủ của riêng mình giống như khẩu vị món ăn vậy, bé này ngủ muộn, bé kia ngủ sớm.


Thời điểm dưới 6 tháng tuổi, trẻ chỉ ăn và ngủ là chính

Có một điều phụ huynh cần chú ý trẻ tỉnh dậy liên tục hoặc chỉ ngủ được khi nằm giữa bố và mẹ, ngủ mê sản cả đêm. Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo rối loạn giấc ngủ chiếm 1/3 dấu hiệu liên quan đến bệnh lý của trẻ.

Vì sao trẻ sơ sinh khó ngủ?
Rất hiếm trẻ sơ sinh vừa sinh ra đã ngủ thẳng đêm. Trong 1-2 tháng đầu, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 12-18 tiếng một ngày. Sau 6 tuần mới có thể vào nếp. Thời điểm khoảng 3-6 tháng, chu kỳ này dần tuân theo quy luật nhất định. Quy luật này do thói quen mẹ tạo ra. Từ 3 tháng đến 1 tuổi, trẻ cần ngủ khoảng 14-15 tiếng mỗi ngày. Khoảng 9 tháng tuổi, 70-80% trẻ sẽ ngủ thẳng đêm.
Trong giai đoạn dưới 0-6 tháng tuổi, nếu thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bất thường có thể do một trong các nguyên nhân sau:
Được tạo thói quen phải dỗ con mới ngủ
Bé quá mệt
Đói hoặc cảm thấy khó chịu
Ướt tã
Không có các thói quen trước giờ ngủ
Trẻ không chịu đi ngủ đúng giờ
Cố tình tạo lý do để ngủ muộn hơn
Không ngủ đủ vào ban ngày
Do tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ (khi đường hô hấp bị chặn, thường do amidan và các mô mũi phì đại...)
Ngáy ngủ
Gặp ác mộng và nỗi sợ ban đêm
Mộng du
Dị ứng
Hen suyễn
Chuyên gia lý giải hiện tượng
Lần đầu làm mẹ luôn khó khăn hơn. Một thiên thần nhỏ bé không chịu ngủ yên khiến mẹ càng thêm lo lắng.Theo các chuyên gian, tâm lý trẻ sơ sinh thường rất khó nắm bắt. Đó là lý do các mẹ muôn đặt ra một chuỗi các câu hỏi: Vì sao con khóc, tại sao bé khó ngủ, điều gì đã xảy ra với con....
Không phải em bé nào cũng ngoan ngoan lên giường và ngủ ngon lành. Hầu hết trẻ thường khóc lớn, dỗ dành sao cũng không nín. Mẹ cũng đã ru, hát, kể chuyện, bật nhạc nhưng bé vẫn khó ngủ.


Trẻ sơ sinh khó ngủ có thể là do bé bị mệt hoặc đang đói đó mẹ!


Lý giải hiện tượng này, chuyên gia cho rằng, trẻ sơ sinh thường có nhiều giấc ngủ ngắn và không sâu. Đặc biệt với các bé bú mẹ thì giấc ngủ lại càng ngắn hơn, do đó bé hay tỉnh dậy và khóc. Đó là vì sữa mẹ dễ tiêu khiến trẻ nhanh đói. Một số ít khác là do trẻ bị bệnh. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và các bà mẹ không cần lo lắng.
Trẻ sơ sinh khó ngủ ảnh hưởng cả mẹ & bé
Tình trạng trẻ khó ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nhịp sinh học và sự phát triển toàn diện của bé. Đồng thời, điều này sẽ hình thành thói quen thức khuya khi trẻ mới lớn hoặc rút ngắn thời gian ngủ của trẻ khiến trí não trẻ không được nghỉ ngơi đủ và kém minh mẫn.
Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra khoảng thời gian hormone tăng trưởng chiều cao của trẻ sản xuất nhiều nhất trong giấc ngủ sâu và vào khung giờ 22h - 0h. Nếu trẻ sơ sinh khó ngủ và bỏ lỡ khung giờ ngủ tốt nhất này bé sẽ chậm phát triển hơn trẻ khác, chiều cao khi trưởng thành cũng hạn chế hơn bạn bè.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi hơn. Hơn ai hết, mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều để phục hồi sau sinh. Nếu trẻ khó ngủ, quấy khóc mẹ mất ngủ triền miên. Sự mệt mỏi kéo dài còn có thể khiến các mẹ bỉm sữa rơi vào stress hoặc trầm cảm sau sinh.
Cách giảm mệt mỏi vì thức đêm chăm con
Cách giảm mệt mỏi vì thức đêm chăm con
Ai cũng biết trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái và tươi tắn khi tỉnh dậy. Tuy nhiên, một khi đã có con nhỏ, hầu hết thói quen sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ đều bị ảnh hưởng do phải thức đêm để chăm con.
Giải pháp cho mẹ
Quan sát kỹ lịch trình giấc ngủ của bé, nếu trẻ không ngủ đủ thời gian cần thiết mỗi ngày mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Nếu cần thiết nên đưa bé đi khám bác sĩ để xác định vấn đề thuộc về sức khoẻ của bé hay do thói quen gia đình. Mẹ nên:
Tạo cho bé một thời gian biểu riêng về ăn ngủ để điều chỉnh dần.
Cố gắng nhận biết xem con thường ngủ sâu và dài thời gian vào thời điểm nào, lý do tại sao bé ngủ sâu.
Trẻ sơ sinh khó ngủ thường do bé bị mệt mỏi quá độ hoặc ngủ thừa giấc nên lập thời gian biểu càng kỹ mẹ càng dễ nhận biết vấn đề.

Theo Marrybaby