Cách sơ cứu bỏng cho trẻ cha mẹ cần biết Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị phỏng như: phỏng canh, nhiệt, lửa, điện, nước sôi... Vì vậy, ngoài việc phòng ngừa tối đa các tác nhân có thể gây phỏng cho trẻ thì các bậc phụ huynh cũng nên tham khảo thêm một số bước sơ cứu cần thiết để phòng những lúc cấp thiết.
Cha mẹ nên hướng dẫn hoặc nghiêm cấm trẻ lại gần hoặc chạm vào những vật có thể gây bỏng như bàn là, ấm nước... Các cấp độ bỏng Tùy vào cấp độ bỏng mà cách xử lý sẽ khác nhau. Ảnh minh họa
Cấp độ 2: Đây là dạng phỏng ở mức độ trung bình, phỏng do tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao, ví dụ như pô xe máy, bàn là... da sẽ bị phồng lên và vết phỏng thường có chứa nước. Cấp độ 3: Đây là cấp độ nặng nhất, thường xảy ra ở những trường hợp như cháy nhà, phỏng vì các loại hóa chất, nước sôi, phỏng điện... Khi này vết bỏng có màu trắng hoặc màu ngà, thường không còn cảm giác đau đớn nữa vì các tế bào thần kinh cảm giác nơi đó đã bị hủy hoại. Cách xử trí phù hợp Với những trường hợp phỏng ở cấp độ 2, việc đầu tiên bạn nên làm mát vết thương bằng nước sạch. Tuyệt đối không dùng nước mắm, kem đánh răng, dầu nhớt... để làm mát, việc này sẽ khiến cho vết phỏng có thể nặng hơn, dễ nhiễm trùng, gây đau đớn và để lại sẹo nặng nề hơn. Sau khi làm mát, bạn nên để nguyên vết phỏng để chúng lành một cách tự nhiên. Không cố tình làm vỡ bóng nước. Để bóng nước tự xẹp sẽ giúp vết thương mau lành, hạn chế phần nào việc để lại sẹo. Sau khi vết phỏng bắt đầu lên da non, bạn có thể thoa vaseline để vết phỏng không để lại sẹo. Cấp độ 3: Ở trường hợp này, bạn nên nhanh chóng làm nguội vết thương bằng cách ngâm vết thương vào nước lạnh. Nếu vết phỏng diện rộng, bạn nên ngâm cả người vào chậu nước từ 15 đến 25 phút hoặc đến khi nạn không hết cảm giác đau. Việc làm nguội vết thương sẽ giúp vết phỏng không lan rộng hơn, nạn nhân giảm được phần nào đau đớn. Trong trường hơn nạn nhân còn mặc y phục nên ngâm nước lạnh trước sau đó mới cởi y phục. Nhưng nếu y phục dính chặt vào vết phỏng, người nhà nạn nhân không nên tự ý gỡ hoặc cởi bỏ mà nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được giúp đỡ đúng phương pháp hơn. Cách sơ cứu bỏng cho trẻ không khó thực hiện tuy nhiên nếu không hiểu rõ, bạn rất dễ phạm sai lầm. Đọc kỹ những thông tin trên đây để có thêm kiến thức trong việc chăm sóc con trẻ bạn nhé! Nhắc bạn - Không tự làm vỡ các vết phỏng để tránh nguy cơ nhiễm trùng vết thương. - Nếu trẻ bị phỏng ở mắt, bạn nên cố giữ tay bé, không để trẻ dụi mắt, phụ huynh cũng không nên cố lấy dị vật ra khỏi mắt, nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu sớm nhất. Theo Phunu8
|