5 bí quyết dành cho bé lười ăn mẹ nên biết Bé lười ăn khiến mẹ lo lắng, nếu kéo dài bé sẽ chậm tăng cân hoặc không tăng cân. Vậy làm thế nào để bé thèm ăn trở lại. Hãy tham khảo bài viết dưới đây với 5 bí quyết mẹ có thể thử khi bé nhà mình lười ăn. Tập thói quen ăn thanh đạm từ nhỏ cho bé lười ăn
Đầu tiên, từ khi còn nhỏ mẹ nên cho bé ăn nhẹ nhàng, tập thói quen ăn thanh đạm cho trẻ. Có thể tập cho trẻ ngay từ những ngày đầu ăn dặm.
Tập cho trẻ ăn thanh đạm ngay từ khi còn ăn dặm tránh tình trạng bé biếng ăn sau này Chắc chắn sẽ có nhiều bà mẹ thắc mắc tại sao lại như vậy. Bởi vì, nếu ngay từ đầu nuông chiều theo sở thích món ăn của bé, chế biến những món ăn với đầy đủ các gia vị muối, bột ngọt, đường hoặc hình thành thói quen ăn ngọt, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ tạo nên cho trẻ sở thích chỉ ăn những món đó hoặc chỉ mùi vị đó.
Điều này gây ra nhiều hệ lụy sau này như: thiếu chất ở trẻ, mất cân bằng dinh dưỡng và là nguyên nhân dẫn tới bé lười ăn. Vì vậy, ngay từ ban đầu các bậc cha mẹ nên hình thành thói quen chế biến những món ăn thanh đạm cho bé.
Đừng để bé lười ăn chỉ vì mẹ nấu ăn không ngon
Nếu mẹ là một người nội trợ giỏi, biết cách chế biến những món ăn ngon và cách trang trí món ăn hợp lý thì chắc chắn bé nhà bạn sẽ vô cùng thích thú. Tuy nhiên cũng không ít bà mẹ vụng về, chưa hiểu được khẩu vị cũng như học cho mình cách chế biến những món ăn ngon cho gia đình và cho bé yêu.
Vậy thì cách tốt nhất chính là học thật nhiều những món ngon, đơn giản và tốt cho bé, giúp bé có được cảm giác thèm ăn, hấp dẫn khi thấy những món ăn mẹ nấu. Nếu những món ăn không phù hợp với bé nhà bạn thì mẹ hãy thật khéo léo lựa lời nói với trẻ, để lần sau trẻ không bị ám thị khi thấy món ăn đó và cho rằng không ngon không ăn. Hãy là người mẹ tuyệt vời, có trong mình những bí quyết nội trợ, chế biến món ăn ngon để không gặp tình trạng bé lười ăn vì đồ ăn mẹ nấu không ngon. Trình bày món ăn hấp dẫn, đầy màu sắc kích thích bé lười ăn
Trang trí món ăn hấp dẫn khiến trẻ thích thú trong việc ăn uống Trẻ nhỏ xúc giác và thị giác nhạy cảm và phát triển nhanh hơn so với vị giác. Nhiều khi món ăn đó trẻ thích ăn không phải vì mẹ chế biến ngon, mùi vị hấp dẫn mà chính là cách trang trí lý thú, đầy màu sắc khiến bé yêu thích và trở nên thích ăn.
Vì vậy, khi nắm bắt tâm lý này mẹ có thể khắc phục tình trạng lười ăn của bé bằng cách tìm tòi và trang trí những món ăn sao cho thật đẹp mắt và lạ để kích thích bé.
Món trứng ốp của mẹ như ông mặt trời, món rau như hình đồng cỏ xanh, hay của cà rốt mẹ làm thành một bông hoa, hình ông trăng sẽ khiến bé thích thú. Đây chính là bí quyết tuyệt vời để giúp trẻ biếng ăn có ham muốn ăn và thèm ăn trở lại.
Một số thực phẩm nên tránh đối với bé lười ăn
Khi bé lười ăn, giai đoạn này mẹ phải chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm, không chỉ chú ý đến dinh dưỡng của bữa ăn mà còn phải chú ý đến mùi vị món ăn mà bạn chế biến.
Những mùi vị cần phải tránh trong giai đoạn bé lười ăn chính là: mùi tỏi, mùi hạt tiêu, mùi hành, rau mùi…. Đó là những mùi khiến bé cảm thấy khó chịu hoặc có thể gây sốc khiến bé chán ăn và có thể từ chối ăn vào cả những lần sau, vì vậy mẹ cần phải chú ý. Ngoài ra, đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi, những món ăn mẹ nấu phải nhạt hơn so với nấu ăn bình thường để đảm bảo hệ tiêu hóa của bé tốt và không ảnh hưởng đến thận. Bé lười ăn do tâm lý
Luôn động viên khích lệ hoặc cho bé ăn thi với nhau để bé bỏ ngay thói lười ăn Với trẻ nhỏ, được khen và khích lệ khi ăn sẽ khiến bé thích thú và ăn nhiều hơn. Đặc biệt là được thi ăn với một bạn nhỏ khác.
Bữa ăn tràn ngập những lời động viên, khuyến khích và hoan hô của bố mẹ chắc chắn bé nào cũng thích thú ăn với cảm thấy vui khi tới bữa ăn. Vì vậy, đây là yếu tố rất cần đối với trẻ nhỏ, nhất là với những bé lười ăn.
Chỉ với 5 bí quyết đơn giản này nhưng chắc chắn mẹ có thể khắc phục được tình trạng bé lười ăn nhanh chóng. Theo Giadinh.tv
|