Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Trẻ ngủ ngáy có nguy hiểm?


Con tôi được 3 tuổi, gần đây cháu ngủ thường ngáy rất to, đặc biệt khi nằm ngửa, đỡ hơn khi nằm nghiêng. Xin hỏi quý báo vì sao trẻ ngủ ngáy và biểu hiện này có nguy hiểm không?

 

Ngủ ngáy là hiện tượng phần mềm của hàm ếch và lưỡi nhỏ chùng xuống và rung lên mỗi lần không khí chạy qua, gây nên tiếng ngáy. Khi bị ngủ ngáy, trẻ thường ngủ một cách rất khó nhọc, không say, không sâu ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ do não thiếu dưỡng khí.

 

Ngủ ngáy là hiện tượng phần mềm của hàm ếch và lưỡi nhỏ chùng xuống và rung lên mỗi lần không khí chạy qua, gây nên tiếng ngáy. Khi bị ngủ ngáy, trẻ thường ngủ một cách rất khó nhọc, không say, không sâu ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ do não thiếu dưỡng khí. Về trí tuệ, đó là chỉ số thông minh thấp hơn các trẻ khác, không tập trung, hiếu động thái quá. Về thể chất, trẻ dễ bị biến dạng khuôn mặt so với ban đầu hay còn gọi là khuôn mặt V.A với biểu hiện điển hình da xanh, chóp mũi nhỏ hơn, môi vều, mặt dài thêm, cằm nhô ra. Ngoài ra, hô hấp kém còn gây ra các tổn thương về tim mạch, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở gây tử vong.

 

Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ ngủ ngáy là do trẻ tiếp xúc với môi trường khói, bụi, đặc biệt là hít phải khói thuốc lá, trẻ béo phì, trong gia đình có người ngủ ngáy hay trẻ mắc bệnh đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm V.A, viêm amidan, nghẹt mũi mạn tính... Do vậy để hạn chế hiện tượng ngủ ngáy của con, bạn nên cho bé nằm nghiêng và gối đầu cao, không cho trẻ ăn quá no hay đùa nghịch quá mức trước khi đi ngủ, tránh cho trẻ khỏi môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, giữ ấm cổ, ngực khi trời lạnh đồng thời nên đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa tai mũi họng để có hướng xử trí đúng.


BS. Nguyễn Quang Lập - Theo SK&ĐS