Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Nâng cao nhận thức phát triển mầm non cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên


Sở GD&ĐT Gia Lai thông báo kết luận của Giám đốc Sở GD&ĐT tại Hội 'thảo "Nâng cao chất lượng giáo dục lớp mẫu giáo ghép và công tác tăng cường tiếng Việt" cho trẻ mầm non người dân tôc thiểu số".

Trong thông báo này, Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) thực hiện huy động trẻ trong độ tuổi mầm non ra lớp, bảo đảm trẻ 3-5 tuổi ra lớp năm học tới đạt trên 87,5%, hằng năm tăng tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ ít nhất 1%;


Tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo và đẩy mạnh công tác xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt quan tâm đến các điểm trường vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS; bảo đảm công tác quản lý, bảo quản, bảo trì và sử dụng hiệu quả về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi ở mâm non; phát huy tốt nội lực nhà trường trong việc xây dựng cải tạo môi trường giáo dục;


Bằng nhiều biện pháp tăng cường huy động và sắp xếp hợp lý để tổ chức dạy học hai buổi/ ngày, mở rộng tổ chức ăn bán trú cho trẻ đến các điểm trường, hạn chế tối đa trẻ bị suy dinh dưỡng ở cả hai thể nhẹ cân và thấp còi, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.


Tiếp tục phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo, vận dụng, sử dụng đồ dùng, đồ chơi linh hoạt, hiệu quả thiết thực trong mọi hoạt động giáo dục ở trường, lớp mầm non;


Tổ chức xây dựng kế hoạch Chương trình GDMN ở lớp mẫu giáo ghép bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng trường, từng lớp nhằm đáp ứng được mục tiêu phát triển giáo dục ở từng độ tuổi, tương tác giữa các độ tuổi với nhau; tăng cường đối mới nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm";


Phát huy việc sưu tầm, sáng tác các bài thơ, bài hát, câu chuyện, câu đố, đặc trưng văn hóa các dân tộc để phục vụ cho nội dung giáo dục phù hợp với bối cảnh địa phương;


Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ giáo dục phát triển mầm non cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; xây dựng đội ngũ cốt cán cấp trường, cấp huyện, tăng cường bồi dưỡng soạn, giảng ở lớp mẫu giáo ghép và tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo người DTTS phù hợp với thực tiễn địa phương.


Hằng năm tổ chức đánh giá đúng thực trạng chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục ở lớp mẫu giáo ghép và tăng cường tiếng Việt cho trẻ người DTTS để có biện pháp thực hiện khả thi.


Theo GD&TĐ