Những năm tháng đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển của trẻ. Trong đó, có những kỹ năng mà trẻ rất cần phải học trước khi bước vào môi trường học tập, trường lớp. Đồng thời những kỹ năng này cực kỳ quan trọng để con bạn trở thành nhà lãnh đạo sau này.
1. Kiên nhẫn
Các bé tuổi chập chững tập đi thường cho mình là trung tâm chú ý, không coi ý ai ra gì, chỉ thích khăng khăng làm theo ý mình và khá thất thường. Vừa phút trước bé có thể cười đùa nghịch ngợm, phút sau đã lăn ra sàn nhà, đập tay, đập chân chỉ vì mẹ bảo đi ngủ.
Muốn rèn luyện cho con tính kiên trì, nhẫn nại thì trước tiên cha mẹ phải là tấm gương về những đức tính này. Nếu thấy cha mẹ hay nôn nóng, trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng thiếu tính nhẫn nại khi trưởng thành.
Kiên nhẫn là đức tính cần thiết giúp cho người ta có thể thành công trong cuộc sống. Vì vậy, cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ đức tính này, sẽ có lợi cho con về sau.
2. Tự tin
Những đứa trẻ hiếu động, cá tính, tự tin thường đầy năng lượng và luôn bản lĩnh hơn trong giao tiếp với mọi người. Dạy trẻ tự tin vào bản thân cũng là một cách để giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) thành nhà lãnh đạo thành công.
Sự tự tin được hình thành rất sớm ngay từ khi trẻ ra đời và được củng cố trong suốt cuộc đời. Cha mẹ cần xây dựng và củng cố sự tự tin của con bằng cách không bao giờ nhắc đến nhược điểm của con trước mặt người khác. Cha mẹ luôn ghi nhớ nguyên tắc xóa mờ nhược điểm, nhấn mạnh ưu điểm trong cách dạy con.
3. Trách nhiệm
Tinh thần trách nhiệm cần được thấm nhuần trong tính cách của con. Mẹ giúp con trở thành một đứa trẻ có trách nhiệm bằng cách hãy để cho con tự dọn dẹp đồ chơi của chính mình, ăn hết khẩu phần của mình, hoàn thành bài tập về nhà, nói là làm...
Mẹ nên dạy bé từ từ và chính mẹ phải là tấm gương sáng. Mẹ muốn dạy con phải tự rửa bát hay làm việc nhà, hãy thể hiện cho con thấy mẹ luôn hoàn thành trách nhiệm đó.
Một khi con dược mẹ dạy về tinh thần trách nhiệm, thói quen tốt đẹp này sẽ theo con suốt cuộc đời và con sẽ là một nhà lãnh đạo tử tế và thành công.
4. Kiểm soát cảm xúc
Nếu cha mẹ dạy con kiểm soát cảm xúc của mình thì sau này trong những giai đoạn phát triển của con, con sẽ có thể đối phó với những cảm xúc tiêu cực và không thể thành nhà lãnh đạo. Điều đó đảm bảo cho con sẽ ít rơi vào trạng thái khó chịu, hoặc tệ hơn nữa là trầm cảm, buông xuôi và sa ngã.
Mẹ có thể dạy cho con cách kiểm soát cảm xúc từ khi con bắt đầu nhận thức và bảy tỏ cái tôi nhiều hơn - khi con hoảng 9 tháng - 1 tuổi trở đi. Tính hung hăng khởi nguồn từ những cơn giận dữ thường bắt đầu xuất hiện ở trẻ mới tập đi. Trẻ tuổi này "hiếu chiến" và bướng bỉnh hơn so với tất cả lứa tuổi khác do bé bắt đầu nhận thức nhiều hơn và có mong muốn thể hiện. Sự hạn chế về ngôn ngữ cũng có thể là nguyên nhân. Sự nổi nóng thường xuyên và kéo dài có thể gây rắc rối khi con đi học, hoặc trong sinh hoạt gia đình, trong giao tiếp với bạn bè và người thân.
5. Cư xử đúng đắn
Nói một cách khác, mẹ cần dạy con thói quen cư xử. Xung quanh con có biết bao người, người tốt có, người xấu có, mỗi người một cách cư xử; con cần kỹ năng để cư xử phải đạo nhằm xây dựng những mối quan hệ tốt sau này.
Để dạy con xây dựng mối quan hệ tốt, trước hết cha mẹ cần thể hiện cách cư xử nhã nhặn, lịch thiệp, hòa nhã với mọi người để bé noi theo. Ngoài ra, mẹ có thể bắt đầu bằng việc dạy bé nói "xin lỗi" và "cảm ơn" đúng nơi, đúng lúc. Những thói quen đơn giản như chia sẻ đồ chơi với bạn, không phân biệt đối xử... cũng là cách để con học cách cư xử hay.
Một đứa bé không hòa đồng với bạn bè sẽ dễ bị ban bè xa lánh và bỏ quên. Và chắc chắn một đứa trẻ biết cách cư xử sẽ trở thành một nhà lãnh đạo lịch thiệp và được nhiều người quý mến.
Theo Eva.vn