Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Bé kém thông minh vì... điện thoại thông minh?


Điện thoại thông minh: Lợi hay Hại? Liệu nó có làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, làm trẻ kém thông minh, hay chỉ vì bố mẹ không biết cách để phát huy lợi ích của những thiết bị này?


Các thiết bị thông minh đang ngày càng phổ biến và trở nên không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Trẻ em ngày nay cũng được bố mẹ cho tiếp xúc với những thiết bị này từ rất sớm và coi đó như một món đồ chơi, thay thế cho những món đồ chơi truyền thống. Tuy nhiên, xoay quanh câu chuyện "Điện thoại thông minh: Lợi hay Hại?" vẫn đang tồn tại nhiều tranh cãi khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang...


Thiết bị thông minh và những tác hại

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc bé sử dụng các thiết bị di động thông minh quá lâu có thể gây những tổn thương cho não bộ như làm teo chất xám, ảnh hưởng đến tính toàn vẹn chất trắng, giảm độ dày của vỏ não, làm suy giảm chức năng nhận thức. Không những thế, sóng điện thoại, đặc biệt là sóng wifi còn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào diện "có thể gây ung thư". Đối với trẻ nhỏ, khi mà não bộ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thì lượng bức xạ hấp thu từ các loại sóng này còn lớn hơn nhiều so với người trưởng thành.


Những tác hại của thiết bị thông minh lên trẻ em thậm chí còn gấp nhiều lần so với người lớn.


Chưa dừng lại ở đó, việc "nghiện" các thiết bị di động còn tạo ra bức tường ngăn cách bé với bố mẹ, làm hạn chế khả năng giao tiếp cũng như những kĩ năng xã hội. Bé sẽ trở nên thờ ơ với môi trường xung quanh, thiếu tập trung, lười vận động, khó ngủ về đêm, hay hung hăng và dễ nổi nóng. Không những thế, những bé thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính bảng còn dễ có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, các tật khúc xạ về mắt, bệnh tim mạch và đái tháo đường.


Nhưng không thể phủ nhận những lợi ích...
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan, thì những thiết bị thông minh này không được tạo ra chỉ để mang lại những nguy hiểm cho trẻ nhỏ, nó vẫn có những lợi ích riêng, nếu như ta đặt mọi thứ trong tầm kiểm soát. Chẳng hạn như, đây sẽ là một tài nguyên học tập, giải trí mọi lúc mọi nơi, cực kì phong phú, đa dạng, thường xuyên được cập nhật mới và đặc biệt hơn là hoàn toàn miễn phí. Với một môi trường tương tác đầy âm thanh, màu sắc và hình ảnh, trí tưởng tượng, liên tưởng của bé chắc chắn sẽ được kích thích phát triển; sự nhanh nhạy của thị giác và thị lực ngoại biên (khả năng nhìn sự vật và sự chuyển động của sự vật bên ngoài đường đi trực tiếp của thị lực) cũng sẽ được rèn luyện.


Ngoài ra, bé còn có thể phát triển kĩ năng tìm kiếm, tra cứu thông tin, ra quyết định, giải quyết vấn đề. Chưa kể, các thiết bị di động thông minh giúp bố mẹ có thể giữ liên lạc với con, định vị vị trí của con, biết được con đang làm gì, với ai và có an toàn hay không.


Vậy Bố Mẹ phải làm thế nào?

Đã đến lúc, các bậc phụ huynh cần phải nhận thức rõ ràng về những mặt lợi hại của điện thoại hay máy tính bảng để cẩn trọng hơn trong việc cho con tiếp xúc với các thiết bị này. Vì rõ ràng, các thiết bị di động thông minh sẽ chỉ gây hại nếu bố mẹ cho con sử dụng một cách không kiểm soát, dẫn đến "nghiện" hoặc dùng sai mục đích.


Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia đã khuyên rằng, bố mẹ nên giới hạn thời gian sử dụng và chỉ nên cho bé dùng 20 phút 1 ngày, có sự định hướng và kiểm soát trong nội dung. Mẹ có thể chủ động đề xuất cho bé hoặc cùng bé xem những trang thông tin phù hợp, chẳng hạn như tại trang Facebook Kiddy Channel của nhãn hàng dầu ăn dinh dưỡng Kiddy với những câu đố vui hấp dẫn, những trò chơi thú vị giúp bé có thể vừa chơi vừa phát triển kỹ năng. Không những thế, Kiddy Channel còn có trên kênh youtube, gợi ý cho mẹ những công thức ăn dặm độc đáo, cách tự làm đồ chơi (Do-it- yourself) cho bé, cùng các kiến thức chăm con tâm lý, thú vị khác. Kiddy Channel chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy, giúp bố mẹ phát huy được lợi ích của điện thoại thông minh để bé có một tuổi thơ nhiều niềm vui và phát triển lành mạnh.


Tuy nhiên, sau tất cả, điều trẻ cần nhất ở những năm đầu đời để phát triển trí não toàn diện là tình yêu thương và sự tương tác với cha mẹ chứ không phải là thông qua màn hình điện thoại. Vì vậy, các ông bố bà mẹ hãy đừng phó mặc con cho các thiết bị thông minh này mà cần đầu tư thời gian cho con nhiều hơn, cùng con trò chuyện, chơi đùa và tham gia vào các hoạt động giải trí thú vị, bổ ích.


Theo Dân Trí