Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Nhận thấy 7 dấu hiệu nguy hiểm này, mẹ bầu phải đi khám ngay!


Những dấu hiệu đáng báo động mẹ bầu cần cảnh giác nếu thấy trong thai kỳ.

Ra máu bất thường

Xuất huyết "vùng kín" ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ đều là dấu hiệu nguy hiểm. Thai phụ cần đến gặp bác sĩ ngay khi thấy hiện tượng ra máu bất thường. Trong 3 tháng đầu, nếu mẹ bầu ra máu nhiều, đau bụng dưới giống như trong kỳ kinh nguyệt kèm theo choáng, chóng mặt thì đó có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Ra máu cùng với co thắt vùng bụng trong giai đoạn đầu hoặc đầu giai đoạn hai còn là dấu hiệu "dọa sảy". Ngược lại, chảy máu kèm đau bụng trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể là triệu chứng của bong nhau thai non.

Thai phụ không nên xem thường mọi dấu hiệu bất thường khi mang thai. (Ảnh minh họa)

Ra nước ối

Khi thai phụ cảm thấy có dòng chất lỏng chảy xuống hai chân nhưng không có cảm giác buồn tiểu, đó có thể là do bị rò ối. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do tử cung quá lớn đè lên bàng quang khiến nước tiểu són ra. Để kiểm tra xem hiện tượng của mình thuộc trường hợp nào, mẹ bầu hãy vào nhà vệ sinh và tiểu cho đến khi sạch bàng quang. Nếu nước vẫn tiếp tục chảy nghĩa là nước ối đang bị rò rỉ. Lúc này, thai phụ cần được chuyển đến bệnh viện ngay.

Nôn ói liên tục

Nôn ói là hiện tượng thường xảy ra khi mang thai, đặc biệt là trong những tháng đầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nôn ói liên tục đến mức không còn gì trong dạ dày thì đó là triệu chứng nghiêm trọng. Nôn ói nhiều thường dẫn đến chán ăn hoặc sợ đồ ăn, khiến mẹ bầu có nguy cơ suy dinh dưỡng, mất nước và thậm chí gây ra biến chứng như sinh non, sảy thai. Khi nôn ói nhiều, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được kê thuốc và tư vấn thay đổi chế độ dinh dưỡng.

Em bé đột ngột ít cử động

Em bé trong bụng vốn rất hiếu động, cử động nhiều lại đột ngột "ngoan ngoãn" có thể là cảnh báo của việc bé không được cung cấp đu oxy và chất dinh dưỡng.

Mẹ nên cẩn trọng khi em bé đột ngột ít cử động. (Ảnh minh họa)

Để kiểm tra xem em bé có gặp vấn đề gì không, mẹ bầu có thể thử ăn hoặc uống gì đó lạnh rồi nằm nghiêng về một phía xem con có cử động không. Tuy chưa có con số cụ thể về việc bé đạp bao nhiều lần là tốt nhưng theo chuyên gia, 10 cú đạp trong vòng 2 giờ là bình thường. Nếu em bé đạp ít hơn số đó, mẹ nên đi kiểm tra.

Các cơ co bóp ngay đầu giai đoạn 3

Các cơn co thắt có thể là dấu hiệu của sinh non. Tuy nhiên, nhiều người lần đầu sinh con có thể nhầm lẫn giữa co bóp báo sinh thật và co bóp giả. Các cơn co bóp giả thường diễn ra bất thường, không theo chu kỳ và không tăng cường độ. Chúng thường lắng xuống sau một giờ hoặc khi được truyền dịch. Ngược lại, cơn co thắt báo sinh thật diễn ra đều đặn khoảng 10 phút một lần và càng đau càng dữ dội hơn. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện các cơn co bóp trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Nhức đầu dai dẳng, đau bụng, rối loạn thị giác, phù nề trong giai đoạn 3 của thai kỳ

Đây là những triệu chứng thường thấy của bệnh tiền sản giật. Tiền sản giật rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai phụ bị cao huyết áp và thừa protein trong tử cung, thường xảy ra sau tuần 20 của thai kỳ.

Các triệu chứng cúm

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai cần được tiêm ngừa cúm vì khi bị cúm rất dễ dẫn đến những biển chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và con. Nhưng khi bị cúm, mẹ bầu không nên vội vàng đến bệnh viện để tránh lây cúm cho những thai phụ khác. Tốt nhất bạn nên gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn.

Theo Vân Anh (Theo Wembd) (Khám Phá)