Con bạn không chịu ăn thịt! Đó là vấn đề khá phổ biến ở nhiều đứa trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ đừng quá lo lắng, bạn có thể cung cấp cho con minh một số thực phẩm khác có chất dinh dưỡng ngang hàng thịt.
Sau một thời gian dài ăn các loại thịt mà bố mẹ chế biến, bé sẽ tỏ ra chán và không thèm ăn thịt nữa. Với trường hợp như vậy, phụ huynh đừng quá lo lắng! Bố mẹ vẫn có thể cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng mà không có thịt.
Trong các loại thịt, có hai chất dinh dưỡng quan trọng nhất là protein và sắt. Trẻ em từ 1-3 tuổi nên hấp thu khoảng 13g protein và 10mg sắt mỗi ngày. Hai chất này giúp cơ thể của trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không phải chỉ trong thịt mới có protein và sắt.
Sau đây là những thực phẩm có thể thay thế cho thịt mẹ nên chế biến cho bé ăn
Trứng
Trứng chính là sự lựa chọn hàng đầu các mẹ nên cho con ăn thay thịt khi bé chán ăn. Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại phân bố với tỷ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
Trong trứng có đủ protein, sắt, chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hormone. Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp và cân đối.
Mẹ có thể chế biến nhiều món ăn ngon từ trứng để bé thưởng thức như trứng rán,...
Đậu phụ
Trong 1/2 chén đậu phụ có chứa 10g protein và 6.6mg sắt. Đậu phụ còn rất có lợi cho việc phát triển răng và xương, tăng hàm lượng sắt trong quá trình tạo máu, điều này rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
Đậu phụ là sản phẩm được làm từ các loại đậu khác nhau (đậu xanh, đậu đen) nhưng chủ yếu là làm từ đậu tương. Nó là một trong những món ăn phổ biến của người Việt với những tính năng ưu việt như dễ ăn, dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng, dễ chễ biến, giá thành rẻ...
Vì vậy, mẹ có thể chuẩn bị món tàu hủ đá kết hợp trái cây để bổ sung protein cho con hoặc cũng có thể chiên giòn, nấu canh,...tùy theo sở thích của bé.
Phomat
Pho mát là một sản phẩm làm từ sữa, được sản xuất với rất nhiều công đoạn tạo ra kết cấu và hương vị thơm ngon. Pho mát là một nguồn tuyệt vời của protein. Một lát pho mát dày (28 g) chứa khoảng 6,7 g protein. Phần lớn các protein trong pho mát thuộc về protein sữa được gọi là casein. Protein sữa có chất lượng tuyệt vời, giàu các axit amin thiết yếu, và dễ tiêu hóa.
Pho mát được ăn kèm trong các bữa ăn nhẹ, thường ăn kèm với bánh mỳ và bánh quy giòn. Mẹ cũng có thể thử rắc phô mát lên trên đĩa rau để làm bữa ăn của bé đầy màu sắc hơn.
Bơ đậu phộng
Mỗi phần ăn cho 2 muỗng canh bơ đậu phộng có chứa hơn 8 gram protein, gần 2 gram chất xơ, 208 mg kali, hơn nửa gram sắt, 24 micromilligrams folate, 188 calo và 3 gram đường. Hàm lượng chất béo là 16 gram trong mỗi khẩu phần ăn, nhưng chỉ có 3 gram của những chất đang bão hòa.
Một ít bơ đậu phộng và bánh sanwich cho bữa trưa hoặc một vài bánh quy giòn với bơ đậu phộng trong bữa ăn nhẹ sẽ giúp bé hấp thu lượng protein và sắt. Trong 2 muỗng canh bơ đậu phộng có chứa 8g protein và 0.6 mg sắt. Tốt nhất mẹ nên cho bé ăn hạnh nhân và bơ hạt điều.
Theo Khoevadep