Cẩm nang mẹ Việt cần biết để phòng và trị bệnh trẻ ốm sốt lúc chuyển mùa Bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dưới 6 tuổi sử dụng thuốc ho và cảm lạnh không có đơn kê vì chúng có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Phòng chống Theo các chuyên gia y tế, những thói quen lành mạnh có thể giúp tăng sức đề kháng giúp cơ thể trẻ kháng được những căn bệnh đơn giản. Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng bé nhà bạn được ngủ đủ giấc vì theo nghiên cứu 1/3 trẻ bị cảm lạnh đều bị thiếu ngủ. Nếu bé thiếu ngủ, hệ thống miễn dịch có thể bị ảnh hưởng. Mỗi ngày, trẻ sơ sinh cần 18 giờ, trẻ biết đi và mẫu giáo cần 12 - 14 giờ ngủ, học sinh tiểu học cần 10 -11 giờ và cố gắng cho trẻ đi ngủ sớm. Rửa tay thường xuyên: Trên thực tế, 80% các căn bệnh truyền nhiễm bao gồm cả cảm lạnh thông thường được truyền qua đường tiếp xúc, vì vậy rửa tay thường xuyên rất quan trọng. Hãy chắc chắn rằng con rửa tay đúng cách, hai mặt của bàn tay và các ngón tay, lau khô tay hoặc dùng chất khử trùng nếu không có điều kiện rửa.
Nhà cửa sạch sẽ: Nếu có ai đó trong nhà bạn bị cảm lạnh, hãy chú ý hơn đến vệ sinh nhà cửa. Vi khuẩn có thể ẩn nấp trong chén bát, bàn ăn, khăn mặt. Do đó, hãy khử trùng các khu vực thường xuyên được tiếp xúc. "Vi khuẩn tập trung nhiều nhất ở điều khiển TV, bộ điều khiển trò chơi, tay nắm cửa tủ lạnh và cửa ra vào", Daniel Frattarelli, MD, một thành viên của Uỷ ban nhân AAP về phòng chống ma túy cho biết. Đặc biệt không dùng chung cốc hoặc đồ dùng cá nhân. Điều trị ho và viêm họng Mật ong: Các nghiên cứu gần đây cho thấy mật ong tốt hơn thuốc ho và giúp bé ngủ ngon hơn. "Mật ong an toàn cho trẻ trên 1 tuổi và hầu hết trẻ em đều thích dùng vì nó có vị ngon", một nhà nghiên cứu dược lý và phương pháp điều trị lâm sàng của AAP cho biết. Dùng nửa thìa cà phê cho trẻ từ 1-5 tuổi, một thìa cà phê cho trẻ từ 6 - 11 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi có thể bị ngộ độc nếu dùng mật ong. Súp: Nghiên cứu đã chỉ rằng súp gà có đặc tính kháng viêm. Nước ấm: Nước ấm có thể làm loãng chất nhầy ở cổ họng. Sử dụng ít trà không chứa caffein cho trẻ uống. Kẹo ngậm Trẻ em từ 4 tuổi trở lên có thể ngậm kẹo giảm ho, kẹo cứng không đường hoặc loại quả đóng đông để giảm ho và điều trị viêm họng. Điều trị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi Cảm lạnh thường đi kèm với nghẹt mũi, sổ mũi. Đừng quá hoảng sợ nếu chất nhầy ở mũi chuyển từ màu vàng sang màu xanh lá cây. Đó là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang chống lại các virus và trẻ không cần tới thuốc kháng sinh. Giữ ẩm cho không khí Dùng máy phun sương làm ẩm không khí trong phòng để giảm bớt nghẹt mũi cho trẻ. Tuy nhiên, điều này có thể làm cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển một cách nhanh chóng, vì vậy hãy thay nước và vệ sinh máy hàng ngày.
Nâng cao đầu trẻ khi ngủ Kê một cái gối dưới đầu mỗi khi trẻ ngủ để con dễ thở hơn. Đối với trẻ sơ sinh hãy kê một chiếc gối hoặc chăn mềm mỏng dưới đệm. Rửa và sát trùng mũi thường xuyên: Đối với trẻ nhỏ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi thường xuyên. Điều trị sốt Nếu nhiệt độ cơ thể bé tăng lên có nghĩa là hệ miễn dịch đang cố gắng chống lại vi khuẩn. Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt 38 độ C thì cần phải đưa đi bệnh viện để tránh nguy hiểm tới tính mạng. Ngoài ra, có thể cho bé tắm trong một bồn nước ấm khoảng 5 phút để giảm nhiệt độ. Hạ sốt Dùng Ibuprofen hay acetaminophen để hạ sốt và giảm đau nhức cho trẻ nhưng đừng quá lạm dụng. Đối với trẻ dưới 6 tháng, dùng acetaminophen (không được dùng ibuprofen). Tuyệt đối không được dùng aspirin vì rất nguy hiểm, có thể gây hội chứng Reye. Cung cấp đủ nước
Mất nước càng khiến tình trạng bệnh của bé nặng thêm. Hãy thử các giải pháp bù nước bằng hỗn hợp nước và muối để trẻ vừa bổ sung nước vừa điện giải. Cung cấp vitamin C và kẽm Hút chất nhầy ở mũi trẻ bằng ống hút Theo Eva.vn |