Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Hãy dạy trẻ thói quen ăn uống lành mạnh ngay hôm nay


16/10 là Ngày Lương thực thế giới và nhiệm vụ của mọi người là cho trẻ sử dụng những thực phẩm dinh dưỡng nhất, để trẻ sẵn sàng vững bước trong lai. Trong đó, sự phát triển của trẻ thực sự phụ thuộc vào cách người lớn định hình thói quen ăn uống.


Thực phẩm là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người. Đó là nhiên liệu để giữ cơ thể luôn phát triển và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm có thể gây hại cho cơ thể và buộc mỗi người phải tự nhận thức, phán đoán để có lựa chọn tốt nhất.


Hướng dẫn cho trẻ em phát triển thói quen sử dụng thực phẩm lành mạnh là một vấn đề vô cùng quan trọng vì chúng hiện nay, trẻ rất dễ dàng bị cấm dỗ bởi những loại thức ăn không lành mạnh. Thuyết phục trẻ và để trẻ hiểu đâu là thực phẩm tốt và không tốt không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Với ý thức phát triển, chúng sẽ tự phát triển đâu là thực phẩm tốt hay không tốt. Nếu trẻ ăn thấy ngon miệng, chúng sẽ cho rằng đó là thực phẩm tốt và ngược lại. Vì vậy, nhiệm vụ của bạn là phải bảo vệ trẻ bởi những hương vị của các nhà sản xuất thực phẩm ăn nhanh, ăn liền.


Dưới đây là 5 phương pháp để bạn dạy làm thế nào để thoát khỏi sự cám dỗ của những loại thực phẩm không mang giá trị hoặc có thể làm hại đến sức khỏe:


Luôn nấu ăn ở nhà

Bạn nên dành thời gian để chuẩn bị thức ăn ở nhà, đặc biệt khi bạn đã có con. Nếu bạn thường xuyên đưa con đi ăn ngoài hàng hoặc mua thức ăn sẵn vì bạn lười biếng, con bạn sẽ là người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Hoặc là bạn xây dựng thói quen nấu nướng thực phẩm lành mạnh ở nhà hoặc con bạn sẽ có thói quen ăn những loại thực phẩm không lành mạnh. Tốt nhất, bạn nên khuyến khích con cùng bạn nấu ăn.


Cho trẻ đi mua sắm thực phẩm nguyên liệu

Đây là một bước vô cùng quan trọng để xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh của trẻ. Hãy cùng trẻ mua sắm các loại trái cây, rau quả và lương thực phác. Hãy khen trẻ nếu chúng chọn những loại thực phẩm bổ dưỡng hoặc giải thích cho trẻ hiểu vì sao loại thực phẩm đó không tốt cho sức khỏe. Đôi khi, bạn cũng nên mua sản phẩm lành mạnh nhưng đã quá hạn hoặc bao bì đã cũ tại siêu thị để trẻ không bị cảm thấy hụt hẫng và mất sự tôn trọng trong quá trình mua sắm.


Khuyến khích trẻ cùng nấu ăn

Bên cạnh việc đưa trẻ đi mua sắm nguyên liệu, bạn nên khuyến khích trẻ cùng nấu ăn, giúp bạn những việc nhỏ. Chế biến các món ăn lành mạnh sẽ tạo ý thích ở trẻ, xây dựng thói quen tốt ở trẻ. Khi trẻ dần trường thành, bạn cũng có thể giúp trẻ tìm hiểu và nấu những món ăn đơn giản, để trẻ làm quen với các thành phần khác nhau và tác dụng của các thành phần đó. Nhiệm vụ của người lớn là tạo thành thói quen cho trẻ. Bằng cách này, trẻ cũng sẽ học được cách trân trọng những nỗ lực mà cha mẹ trong việc chuẩn bị bữa ăn hàng ngày và không bỏ bữa như trẻ vẫn từng làm.


Chuẩn bị đồ ăn trưa cho trẻ theo cách hấp dẫn nhất

Từ bao bì sạch đến hấp dẫn, thu hút trẻ em, nhiệm vụ của người lớn là bố trí những thực phẩm được chế biến tại gia thật bắt mắt, khiến trẻ không thể từ chối hay cảm thấy xấu hổ với bạn bè.


Cùng ăn với gia đình và thảo luận về việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh

Dù bận đến mức nào thì bạn cũng không nên để trẻ ăn cùng với bố mẹ, xây dựng thói quen ăn uống cùng gia đình. Bên cạnh trao đổi việc học tập, bạn bè, bạn nên cùng thảo luận về cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh trong bữa ăn. Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ về những thứ giúp chúng có sức khỏe tốt. Bạn có thể sử dụng những câu chuyện cổ tích như "Anh hùng bông cải xanh" hoặc "Đường phù thủy" để trẻ hiểu đâu là thực phẩm tốt, đâu là thực phẩm không tốt.


Hành động của cha mẹ sẽ quyết định thói quen ăn uống của trẻ, giúp trẻ có chế độ ăn uống lành mạnh về sau. Bạn không nên nuông chiều trẻ hay không nên để ông bà nuông chiều cháu để làm hỏng quá trình dạy con của bạn. Bởi những điều nhỏ này sẽ là nền tảng để trẻ phát triển trong tương lai.


Theo SK&ĐS