Bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch: Khi nào đáng lo? Khoảng 20-50% mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng suy giãn tĩnh mạch, nhất là giai đoạn càng về cuối thai kỳ. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, những đường gân nổi chi chít trên da cũng là nguyên nhân làm mẹ mất tự tin. Suy giãn tĩnh mạch là triệu chứng thai kỳ khá phổ biến, xảy ra với phần lớn các mẹ mang thai 3 tháng cuối. Ngoài những đường tĩnh mạch nằm chi chít dưới da, mẹ bầu bị suy giãn tĩnh mạch còn cảm thấy đau chân, phù chân, nặng chân, đặc biệt thường hay mất sức vào cuối ngày. Với mẹ bầu, suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng nhiều nhất ở âm hộ, trực tràng và chân 1/ Vì sao suy giãn tĩnh mạch thường "nhắm đến" mẹ bầu? - Hoóc-môn sinh dục nữ tăng cao khi mang thai là nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch. Sự gia tăng lượng progesterone dẫn đến tình trạng giãn, sưng các tĩnh mạch, hình thành các tĩnh mạch sợi hay tĩnh mạch mạng nhện. Các đường tĩnh mạch màu sẫm, xanh nổi dưới da 2/ Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm? Suy giãn tĩnh mạch là triệu chứng thai kỳ khá phổ biến, nhất là trong 3 tháng cuối, khi cơ thể mẹ trở nên "nặng nề" hơn. Nhìn có vẻ đáng sợ nhưng triệu chứng này không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và có thể tự khỏi sau khi sinh vài tháng. Trong nhiều trường hợp suy giãn tĩnh mạch có thể trở nên xơ cứng, có màu đỏ và đau nhức. Đôi khi còn hình thành một số cục máu đông được gọi là huyết khối. Huyết khối này xuất hiện có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ, vì vậy mẹ bầu cần gặp bác sĩ ngay khi thấy những dấu hiệu này. 3/ Cách phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch Mẹ bầu cần biết việc điều trị bệnh trong thời gian mang thai thường rất khó khăn vì hầu hết các loại thuốc cần dùng đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Có thể gây nên tình trạng dị tật thai nhi, sẩy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Chính vì vậy việc phòng chống bệnh là biện pháp vô cùng quan trọng. Theo Marrybaby
|