Vì sao bạn không nên hôn, bẹo má trẻ sơ sinh?
Thói quen hôn môi, hôn má hay bẹo má trẻ sơ sinh vì thấy bé quá dễ cưng có thể khiến trẻ bị lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp, tổn thương tuyến nước bọt.... Ôm hôn trẻ nguy hiểm hơn mẹ nghĩ
1. Viêm tuyến nước bọt
Theo các chuyên gia, ở hai bên má trẻ có một đôi tuyến nước bọt và ống tuyến nước bọt để tiết ra nước bọt. Trẻ còn nhỏ nên tuyến nước bọt chưa phát triển cũng như tính đàn hồi của ống tuyến nước bọt còn yếu. Vì vậy, khi trẻ bị bẹo má hoặc hôn quá mạnh, quá nhiều lần có thể khiến cho tuyến nước bọt và ống tuyến nước bọt bị kích thích, hạn chế sự phát triển tuyến nước bọt và có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn ngay trong khoang miệng dẫn tới biếng ăn, chậm phát triển ngôn ngữ, suy dinh dưỡng...
2. Viêm da, dị ứng
Da trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy, việc hôn, bẹo má bé quá mạnh, nhiều lần có thể làm xước da và khiến trẻ mắc các bệnh ngoài da như bong tróc, lở loét hoặc bị dị ứng. Trong khi đó, không phải người lớn nào cũng vệ sinh tay hoặc miệng sạch sẽ trước khi thơm hoặc bẹo má bé. Đó là nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ bị dị ứng hoặc nhiễm trùng da cao khi được cưng nựng quá đà.
3. Viêm đường hô hấp
Trẻ dễ mắc bệnh hô hấp khi được hôn vào miệng
Con đường lây bệnh hô hấp nhanh nhất ở trẻ sơ sinh chính là người lớn hôn hít vào miệng trẻ. Theo các bác sĩ, vi khuẩn trong khoang miệng người lớn có thể không gây hại đối với họ vì sức đề kháng cao, tuy nhiên với trẻ nhỏ vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra các bệnh về phồng rộp miệng, dị ứng. Thậm chí trẻ có thể bị tử vong vì những bệnh lây nhiễm nguy hiểm qua đường miệng như viêm gan, kiết lị, lao phổi...
4. Giảm thính lực
Rất nhiều mẹ ngạc nhiên khi nguyên nhân giảm thính lực ở trẻ là do mẹ hôn vào tai bé quá nhiều, quá mạnh. Điều này vô cùng nguy hiểm, nó sẽ tạo ra những rung động mạnh với màng nhĩ khiến trẻ, gây chấn thương tai hoặc giảm khả năng nghe.
Theo Yeutre.vn
|