Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Mang bầu uống nước mía hàng ngày có nguy hiểm?


Những thai phụ tăng cân quá nhanh, có biểu hiện của đái tháo đường thai kỳ thì không nên sử dụng nước mía.



Nước mía là đồ uống phổ biến trong mùa hè nắng nóng. (ảnh minh họa)

Nước mía là thức uống phổ biến trong mùa hè ở các nước Đông Nam Á cũng như Mỹ Latinh. Đồ uống này có vị ngọt, thơm nên rất dễ thưởng thức và dễ gây nghiện đặc biệt tỏng những ngày mùa hè nắng nóng. Tuy nhiên việc ăn uống khi mang thai cần rất cẩn trọng để đảm bảo sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Vậy liệu uống nước mía có tốt cho thai kỳ hay gây nguy hiểm cho em bé? Nếu mẹ cũng đang có những thắc mắc này, hãy tham khảo những kiến thức dưới đây.

Dinh dưỡng từ nước mía

Nước mía với giá thành phải chăng nhưng lại rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, C, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ. 100 ml nước mía có chứa:

- Năng lượng: 39 calo

- Carbohydrates: 9g

- Chất béo: 0g

- Protein: 0g

- Canxi: 10mg

- Đường: 12g

Nước mía với giá thành phải chăng nhưng lại rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, C, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ.

Lợi ích của nước mía với mẹ mang thai

Giảm ốm nghén

Mẹ bầu uống một ly nước mía pha chút gừng có thể giúp giảm cơn buồn nôn, ốm nghén - tình trạng phổ biến khi mang thai. Mẹ có thể thưởng thức 2 ly nhỏ mỗi ngày để giảm cảm giác nôn ói.

Tăng cường trao đổi chất

Polyphenol trong nước mía giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, đồng thời giúp mẹ tăng cân trong thai kỳ.

Duy trì năng lượng

Lượng đường khá lớn trong nước mía cũng giúp mẹ bầu duy trì năng lượng. Nếu mẹ uống nước mía mỗi ngày có thể giúp chống lại sự mệt mỏi.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Hầu hết các loại nước trái cây đều là nguồn thực phẩm giàu canxi, magiê và sắt. Vì vậy khi mẹ thưởng thức thường xuyên sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giúp bổ sung khoáng chất cho cơ thể.

Phòng ngừa cảm lạnh

Nước mía là một loại thuốc tự nhiên giúp phòng ngừa cảm lạnh và nhiễm trùng cổ họng. Vì vậy, nếu trong thai kỳ mẹ không thể dùng thuốc để chữa những bệnh này thì nước mía như một loại thuốc tự nhiên.

Giảm nguy cơ bị táo bón

Táo bón là tình trạng rất phổ biến khi mẹ mang bầu. Tuy nhiên mẹ có thể phòng tránh và chữa căn bệnh này bằng cách uống nước mía. Thức uống này có thể thúc đyẩ hệ tiêu hóa của mẹ và giúp điều trị chứng táo bón. Nước mía còn có thể ngăn ngừa chứng nhiễm trùng dạ dày và giúp giữ lá gan của mẹ khỏe mạnh bằng cách điều chỉnh lượng bilirubin trong cơ thể.

Những thai phụ tăng cân quá nhanh, có biểu hiện của đái tháo đường thai kỳ thì không nên sử dụng nước mía.

Lưu ý khi mẹ bầu uống nước mía

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích kể trên nhưng bà bầu cần đặc biệt những lưu ý dưới đây khi uống nước mía:

- Nước mía phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được chế biến sạch hoặc tự chế biến ở nhà. Mẹ tuyệt đối không được uống nước mía để lâu vì có thể gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh về dạ dày. Chỉ nên uống nước mía khi vừa ép xong.

- Nước mía có chứa lượng đường lớn nên mẹ chỉ nên uống ở mức độ vừa phải. Lượng đường dư thừa khi nạp vào cơ thể có thể gây ra các biến chứng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh tiểu đường thai kỳ.

- Không nên uống nước mía vào buổi tối và buổi sáng sớm. Vì nước mía có thể làm lạnh bụng khiến bà bầu cảm thấy khó chịu.

- Những thai phụ tăng cân quá nhanh, có biểu hiện của đái tháo đường thai kỳ thì không nên sử dụng nước mía.

- Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc, mẹ nên hỏi bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xem có được uống loại đồ uống này không.

Bà bầu nên bổ sung bao nhiêu ml mía/ngày?

Theo thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng: "Đối với bà bầu, khẩu phần ăn cần phải đa dạng thực phẩm, đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để đáp ứng được sự phát triển của thai nhi. Nhất là, mẹ luôn khỏe mạnh để chuẩn bị cho sự chào đón bé yêu. Do đó, mẹ bầu có thể sử dụng nước mía là thực phẩm bổ sung."

Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo rằng mỗi ngày, bà bầu không nên uống quá 1 ly (200ml) nước mía. Bên cạnh đó, chị em cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh, hoa quả tươi.

Theo Nguyệt Minh (Khám phá)