Người mẹ nào cũng muốn bé được yêu thương và chăm sóc tốt nhất. Thế nhưng không ít mẹ đang phạm sai lầm khi chăm sóc bé yêu của mình. Dưới đây là những thường mắc phải khi chăm sóc trẻ các bậc cha mẹ cần phải chú ý nhé.
Người mẹ nào cũng muốn bé được yêu thương và chăm sóc tốt nhất.
Ngăn cản khi bé mút tay, gặm đồ chơi
Bé mới sinh không biết mình có tay, có chân mà thông qua cảm giác để nhận biết mọi việc. Đặc biệt, khoang miệng của bé rất nhạy cảm. Ngoài ra, miệng và tay có quan hệ mật thiết với nhau nên bé mút ngón tay là hành động vô cùng bình thường.
Do đó, nếu bé dưới 1 tuổi rưỡi thường xuyên mút ngón tay thì không nên mắng mỏ hay ngăn cấm để tránh ảnh hưởng đến tâm lý. Ngoài ra, cần luôn giữ tay bé cùng các món đồ chơi sạch sẽ để bé không bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bé học đi càng sớm càng thông minh
Nhiều người ngộ nhận bé biết đi càng sớm càng thông minh, nhưng thực tế, những đứa trẻ không trải qua giai đoạn tập bò thường bị ảnh hưởng tới khả năng vận động, năng lực tư duy và khả năng ngôn ngữ.
Còn những bé trải qua đầy đủ các giai đoạn từ nằm sấp đến bò tay rồi tập đi sẽ giúp cơ thể phát triển hài hòa.
Lơ là vệ sinh răng miệng cho bé
Trẻ sơ sinh không có răng nên không cần chăm sóc? Thực tế không như vậy. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu thói quen vệ sinh răng miệng cho bé. Với trẻ ti sữa công thức, mẹ cần thường xuyên đánh lưỡi cho con với nước muối hàng ngày. Những tưa lưỡi đóng cặn ngày qua ngày có thể làm trẻ đau, chán ăn và hôi miệng.
Ngoài ra, mẹ cần chú ý bổ sung flo đầy đủ cho con. Flo là thành phần quan trọng trong cấu tạo răng, giúp răng chắc khỏe. Muốn con mọc răng sớm, mẹ nên chú ý bổ sung flo cho con hàng ngày. Flo thường có trong nước lọc hàng ngày con uống.
Cho trẻ nghe nhạc để kích thích trí thông minh
Âm nhạc có thể làm trẻ cảm thấy thoái mái, dỗ dành con nín khóc nhưng hiện chưa hề có một nghiên cứu cụ thể nào kết luận rằng nghe nhạc sẽ làm con bạn thông minh hơn.
Thực tế, mẹ chỉ nên cho con nghe nhạc không quá 15 phút, mỗi ngày không quá 3 lần. Nghe nhạc liên tục sẽ khiến trẻ không tập trung vào giọng nói của mẹ, từ đó sinh chậm nói, lười nói chuyện.
Theo PNO