Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Tại Sao Trẻ Nói Dối


"Mẹ ơi mẹ, bố thỉnh thoảng mặc áo chip của mẹ đấy!"

"Thật hả? Khi nào vậy con?"

"Khi mẹ ngủ í".

Những câu chuyện tương tự như vậy bạn có thể phải nghe khi con bạn 4 tuổi. Nói dối để tránh bị trừng phạt là điều dễ hiểu. Trẻ 4 tuổi có thể trường xuyên nói dối, nhưng bé không bào giờ thừa nhận những câu chuyện bé kể là không có thật.

Các chuyên gia cho rằng Không có gì sai khi bé kể những câu chuyện không có thật. Bởi, trẻ nhỏ không thể phân biệt được sự khác nhau giữa những câu chuyện có thật và những chuyện tưởng tượng.

Trên thực tế, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo có chỉ số IQ cao thường có xu hướng bịa chuyện. Những đứa trẻ thường bịa chuyện ở giai đoạn này là những đứa trẻ có kỹ năng xã hội tốt khi trưởng thành.

Tất nhiên, không phải câu chuyện tưởng tượng nào của trẻ cũng khiến bạn cười được, và bạn muốn con bạn là 1 người trung thực. Biết về ccacs câu chuyện kể bịa và tại sao trẻ bịa chuyện như vậy ở từng độ tuổi sẽ giúp bạn hướng dẫn trẻ trở thành người trung thực.


Trẻ 1-2 tuổi: Những câu chuyện bịa đầu tiên

Nếu một trong hai đứa trẻ sinh đôi làm bẩn tã, khi bố mẹ hỏi đứa nào làm bẩn tã, chúng sẽ ngay lập tức đổ lỗi cho đứa còn lại. Bọn trẻ không muốn bị làm phiền khi thay tã, nên chúng sẽ nói dối.

Những câu chuyện bịa để có lợi cho bản thân sẽ là những câu chuyện mà bọn trẻ sẽ thử. Bạn có thể thấy những đứa trẻ dưới 3 tuổi, thậm chí là dưới 2 tuổi, bịa những chuyện đơn giản để chối việc chúng đã làm hoặc để nhận được một thứ gì đó chúng muôn.

Bạn không cần phải phạt trẻ ở độ tuổi này khi trẻ nói dối, bởi trẻ không biết làm như vậy là sai. Nếu một đứa trẻ 2 tuổi giật đuôi mèo và ngay sau đó nó đổ vấy cho bạn nó, bạn chỉ cần nói đơn giản "Làm thế con mèo sẽ đau". Bạn cũng không cần đôi co để bắt trẻ nhận lỗi chính nó là đứa giật đuôi mèo chứ không phải người khác. Tốt hơn, bạn nên tránh tình huống căng thẳng. Nếu chẳng may bé làm vỡ lọ hoa, thay vì hỏi "Con làm vỡ lọ hoa đấy à?" thì bạn có thể nói "Nhìn này, cái lọ hoa vỡ rồi". Nếu bạn giận dữ kết tội bé, bé sẽ nói dối.

Trẻ từ 3 - 5 tuổi: Những hư cấu vĩ đại.

Trẻ ở độ tuổi này có những người bạn tưởng tượng, bé có thể có đến 8 chị gái với 8 cái tên và 8 ngày sinh nhật khác nhau. Những "người chị" này làm những việc mà Lucy không thể làm, như ngày nào cũng mặc váy màu hồng. Những câu chuyện tưởng tượng của bé đôi khi chỉ là trò chơi tưởng tượng, nhưng đôi khi thể hiện mong muốn của trẻ. Và trẻ thường khẳng định thế giới tưởng tượng của trẻ là có thật. Khi trẻ khẳng định điều đó, không có nghĩa là trẻ nói dối.

Nếu câu chuyện của trẻ gây ra phiền toái cho bạn, điều quan trọng là bạn cần suy nghĩ theo hướng tích cực. Nếu con bạn thấy vui vẻ và có mối quan hệ tốt với một thành viên trong gia đình, bạn sẽ không có gì phải lo lắng về những câu chuyện hư cấu của trẻ. Những thứ có vẻ như kỳ dị/lạ lùng đối với người lớn thì lại là những thứ đơn giản theo cách suy nghĩ của trẻ con. Ví dụ, khi bé hiểu rằng ông/bà của mình mất trước khi trẻ sinh ra, thì "những người chị tưởng tượng" của bé cũng đột nhiên chết giống như vừa mới gặp một dịch bệnh.

Trẻ ở lứa tuổi đến trường: Trẻ có lý do khi nói dối

Shea 8 tuổi và em trai Jack 6 tuổi bị nghi ngờ lấy trộm chiếc vòng tay của em gái mới sinh. Mẹ của 2 cậu bé la mắng và dụ dỗ các cậu thừa nhận cũng như dọa cắt đặc quyền của các cậu cho tới khi nào các cậu thừa nhận ai đã lấy trộm đồ. Vài phút sau, Jack thừa nhận. Nhưng khi mẹ cậu hỏi cụ thể, thì cậu bắt đầu hoảng sợ. Cuối cùng, cậu thú thật "Con không làm gì cả. Con chỉ muốn mẹ không truy hỏi nữa thôi". Lúc đó, Shea bắt đầu òa khóc.

Hành vi nhận thay tội cho anh trai của Jack cho thấy Jack trải qua mốc phát triển quan trọng: Biết nói dối "có lợi cho người khác" - nói dối để mang lại lợi ích cho người khác hoặc để tránh làm tổn thương người khác. Đó là sự phát triển về nhận thức xã hội và sự nhạy cảm.

Shea không thừa nhận mình lấy đồ là bởi vì trẻ sợ bạn thấy vọng hoặc cha mẹ trừng phạt chúng, đó là lý do có thể tha thứ, hoặc cũng có thể trẻ nói dối bởi vì trẻ bị ép làm những thứ vượt ngoài khả năng của mình. Ví dụ, nếu trẻ ghét môn Toán nên có thể trẻ sẽ khăng khăng nói rằng mình không có bài tập về nhà. Trước khi phạt trẻ vì tội nói dối, bạn nên tìm hiểu xem tại sao trẻ nói dối và cho trẻ có cơ hội giải thích.

Trẻ lớn hơn: Trưởng thành và sự trung thực

Khoảng 9 tuổi, trẻ bắt đầu biết phân biệt sự khác nhau giữa nói thật và nói dối, nhưng đôi khi trẻ chưa phân biệt được ranh giới rõ ràng.

Trẻ thường có xu hướng giấu những chi tiết liên quan đến cuocj sống của trẻ. Không có gì ngạc nhiên khi một đứa bé ở lứa tuổi này có thể giữ kín một chuyện trong vòng một hoặc hai năm mà không chia sẻ với bạn. Điều đó không có nghĩa là trẻ gian dối hay trẻ làm sai. Mà thực tế, điều đó chứng tỏ con bạn đang trưởng thành. Những đứa trẻ 13 - 14 tuổi mà nói với bố mẹ mọi thứ thì chưa trưởng thành.

Tất nhiên, khi con bạn đạt sự độc lập hơn, trẻ có thể tận dụng lợi thế nhanh hơn. Một cậu bé 9 tuổi đề nghị mẹ cậu không tiếp tục nhắc nhở cậu tập viết hàng ngày, mẹ cậu đồng ý và để con tự chịu trách nhiệm. Trong suốt cả tháng trời, mẹ cậu không nhắc cậu ấy tập viết và cậu ấy thề thốt với mẹ rằng cậu ấy tập viết hàng ngày. Nhưng khi mẹ cậu kiểm tra vở thì thấy không có gì, hoàn toàn trắng trơn. Cậu ấy đã nói dối mẹ suốt cả tháng trời.

Ở độ tuổi này, trẻ nói dối khi làm bài tập về nhà, làm việc nhà hoặc đánh răng không phải là vấn đề bất thường. Phản ứng tốt mà bạn nên làm là nói với con rằng bạn không hài lòng về điều đó. Nhưng nếu trẻ thường xuyên nói dối, trẻ cần được trợ giúp. Trẻ sẽ nói dối khi trẻ lo lắng và cảm thấy mình không thể kiểm soát được tình hình. Điều đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị căng thẳng.

Vậy làm thế nào để trẻ trung thực? Bạn hãy là tấm gương tốt cho con noi theo (bạn đừng bớt tuổi của đứa bé đi để được mua vé với giá rẻ hơn) và nói chuyện với con bạn về việc nói dối sẽ phá hủy niềm tin cũng như mối quan hệ. Nhắc nhở trẻ rằng không có thứ gì mà đạt được một cách nhanh chóng và dễ dàng, hoặc không lời nói dối nào có thể được giấu mãi.

Theo Lamchame.com