Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Thực phẩm giúp chống lại bệnh hen suyễn ở trẻ


Trong suốt 10 năm qua, Giáo sư Shane Broughton đã dành hết thời gian trong phòng thí nghiệm của mình tại Đại học Uwyoming ở Laramie để tìm kiếm phương pháp chống lại bệnh hen suyễn ở trẻ em.


Suốt thời gian dài nghiên cứu, GS. Bruoghton đã thu thập được 5 file gồm các dữ liệu và hàng trăm mẫu tế bào dùng để phân tích. Nghiên cứu của ông đã giúp vợ và con gái 16 tuổi của mình giảm đáng kể những cơn hen. Tuy nhiên, không giống như các nhà khoa học khác GS. Bruoghton không tập trung nghiên cứu về các tác nhân gây cơn hen như bụi, phấn hoa, ô nhiễm. Trong nghiên cứu này, ông đã khẳng định, chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến các cơn hen và tỷ lệ mắc hen.


Khoai tây có nguy cơ gây cơn hen cao hơn ô nhiễm
Ông cho rằng khoai tây chiên có thể có nguy cơ gây cơn hen cao hơn ô nhiễm, các món tráng miệng thậm chí còn độc hơn các con mạt nhà. Dường như, GS. Bruoghton không phải là nhà nghiên cứu duy nhất đánh giá sự gia tăng bệnh hen suyễn là do chế độ ăn. Tại Vương quốc Anh, Ireland, New Zealand và Úc - nơi mà có đến 30% trẻ em mắc hen, mối liên quan giữa chế độ ăn uống và bệnh hen được các nhà khoa học nghiên cứu trong hơn 1 thập kỷ."Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng có sự kết hợp của các yếu tố dinh dưỡng chứ không phải 1 chất dinh dưỡng riêng biệt hay thực phẩm nào đó có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh hen suyễn hay khiến trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh"- Anthony Seaton, Giáo sư Y học môi trường tại Đại học Y Aberdeen nói.


Mặc dù các nghiên cứu trên còn sơ bộ nhưng các nhà khoa học trên toàn thế giới đã đưa ra 5 nguyên tắc ăn uống lành mạnh giúp giảm triệu chứng hen suyễn hoặc phòng mắc bệnh một cách hoàn toàn. Những lời khuyên này chỉ bổ sung mà không có mục đích thay thế các điều trị hay lời khuyên từ các bác sĩ nhi khoa. Theo đó, họ cũng đề nghị các bậc phụ huynh hãy bảo vệ con mình trước bệnh béo phì, tăng cholesterol trong máu, bệnh tiểu đường type 2.


Chế độ ăn cho trẻ:
- Chế độ ăn giàu chất béo omega-3 giúp làm giảm bớt tình trạng viêm.


- Các loại hạt giàu vitamin E giúp giảm các triệu chứng khò khè (ăn ít nhất 3 lần/tuần)


- Cá hồi giúp phòng ngừa di truyền hen suyễn


- Tăng cường vitamin từ rau củ quả, đặc biệt là vitamin C trong rau ngót, cần tây,ớt chuông xanh, bưởi, rau dền đỏ, rau đay, mùng tơi, cà chua, cải xanh, chanh,...Ăn cam, táo, nho, cà chua hằng ngày giúp giảm chứng thở khò khè và viêm mũi dị ứng nhờ chất chống ô xy hóa cao.


- Nên ăn nhạt, tránh ứ muối và nước làm nặng nề thêm tình trạng khó thở, nên ăn dưới 6g muối/ngày.


Theo HNM