Chăm sóc sức khỏe đầu đời cho con yêu đúng cách 3 năm đầu đời là khoảng thời gian quan trọng đối với sự phát triển của mỗi đứa trẻ. Đây là thời kì hoàn chỉnh hệ thống thần kinh trung ương và vỏ não nên trẻ có nhu cầu cao trong việc học hỏi, tiếp thu từ thế giới và những người xung quanh. Do vậy, cũng như như một công trình xây dựng, trẻ cần được tạo dựng một nền móng tốt, bền vững để phát triển sau này, kể cả về thể chất lẫn trí tuệ. Mẹ không được bỏ qua việc cho con bú Con được hưởng dòng sữa mẹ là điều mà mẹ nào cũng muốn. Nếu có thể, hãy cho trẻ bú sữa non của mẹ ngay sau khi lọt lòng hoặc càng sớm càng tốt sau khi sinh. Khi nuôi con bằng sữa mẹ, nên cho trẻ bú 2 giờ/lần hoặc bất cứ khi nào trẻ đói, kể cả ban đêm. Sữa mẹ không những cung cấp đủ cho các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mà còn giúp tăng sức đề kháng, nhờ đó, trẻ có khả năng chống lại với các nguy cơ bệnh tật tốt hơn. Mẹ nên cho trẻ bú sớm và bú đều để tránh bị tắc các tia sữa, giúp phản xạ xuống sữa nhanh hơn, tiết sữa nhiều dần lên, đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của trẻ. Cho con ăn dặm phù hợp sẽ giúp mẹ nhàn con khỏe Mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng, không nên cho ăn quá sớm vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, cũng không nên cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 26 tuần) vì trẻ có thể chưa quen ngay với các món mới nên mẹ cần kiên trì khi chuyển sang cho bé ăn dặm hoặc mỗi lần thay đổi món ăn cho trẻ. Khi chuyển sang ăn dặm, trẻ sẽ ăn sữa ít đi nên mẹ cần bổ sung vào thực đơn của trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng như sắt, protein, chất béo... Ban đầu, mẹ nên tập cho trẻ làm quen với thức ăn mềm (dạng bột), sau đó chuyển sang thức ăn cứng hơn một chút (dạng cháo). Dần dần, khi trẻ đã hình thành phản xạ nhai gặm khi ăn, mẹ có thể cho trẻ ăn bánh bích quy, trái cây hoặc những món mà bé thích.
Ngoài việc chọn sữa, việc chọn loại tã bỉm nào cho con trong khoảng thời gian sau sinh cũng là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các mẹ. Trong năm đầu đời bé thường đi tiểu, đi tiêu nhiều nên việc thay rửa cho bé diễn ra thường xuyên, vì vậy, lựa chọn tã bỉm tiện dụng là nhu cầu của hầu hết các mẹ. Mẹ có thể chọn các loại tã giấy thông thường cho bé với lý do giá rẻ, không tốn kém nhưng thực tế, nhiều sản phẩm lại không đảm bảo được chất lượng cũng như độ khô thoáng khiến bé càng khó chịu hơn. Hơn nữa, nếu sử dụng các sản phẩm kém chất lượng có thể gây dị ứng, hăm, mẩn ngứa trên vùng da non nớt, nhạy cảm của trẻ. Đặc điểm da của bé sơ sinh là cần khô thoáng, tránh hầm bí để có thể ngủ ngon hơn. Vì thế, giải pháp tối ưu dành cho các mẹ trong thời gian này là dùng tã bỉm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh và an toàn với làn da non nớt của con. Ưu điểm của các loại tã bỉm chất lượng cao được nhiều mẹ ưa chuộng là phải có bề mặt mềm mịn, thấm hút vượt trội, tránh không cho chất lỏng tràn ra 2 bên khiến cho làn da trẻ bị kích ứng. Khả năng thấm hút tốt sẽ giúp màng đáy của bỉm thoáng khí, giúp cho da bé được hô hấp tự nhiên, tránh xuất hiện các mầm bệnh như nấm, virus, vi trùng... Loại tã bỉm có lưng co giãn mềm mại giúp bé thoải mái vận động cũng là một ưu điểm mà mẹ cần cân nhắc khi lựa chọn tã bỉm cho con.
Trẻ thường bắt đầu tập đi trong năm thứ 2 đầu đời, nhưng cha mẹ cũng đừng quá nôn nóng, háo hức để đến mức bắt trẻ đi sớm. Hãy để trẻ tự đi khi đã sẵn sàng. Mỗi bé bắt đầu tập đi tại một thời điểm và trẻ sẽ chỉ sẵn sàng đi khi các cơ bắp ở tay, chân vững chắc, bé có thể tự đứng lên ngồi xuống... Để giúp trẻ tập đi, ban đầu mẹ có thể cho con đi chân đất trên sàn nhà để giữ thăng bằng tốt hơn. Khi trẻ đi vững hơn mới cho trẻ đi giày đế bằng. Trong giai đoạn này các bạn chỉ nên hỗ trợ trẻ tập đi chứ không nên gượng ép trẻ. Nếu tập đi cho trẻ không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sự phát triển tự nhiên của trẻ.
Cũng trong năm thứ 2 đầu đời, não bộ của trẻ rất linh hoạt và trẻ bắt đầu phát triển mạnh về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp cũng như các kỹ năng xã hội. Bởi vậy, bên cạnh việc dạy con nói đúng âm, đúng vần, đúng điệu, cha mẹ cũng cần bổ sung dưỡng chất để trẻ phát triển trí não thật tốt. Mẹ đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D, sắt trong thực đơn của bé như dầu cá, trứng, ngũ cốc, sữa. Tùy vào từng tháng tuổi mà mẹ có thể hướng dẫn và cùng bé học nói một cách hiệu quả. Ngay từ khi bé bập bẹ những tiếng đầu tiên, mẹ hãy nói chuyện với trẻ, đọc sách cho bé nghe và thậm chí lắng nghe bé nói và phản ứng lại với những cử chỉ vui vẻ để bé biết rằng mẹ hiểu những gì trẻ nói. Sau này, khi trẻ đã nói rõ và bắt đầu bắt chước cách nói của mọi người, mẹ sẽ càng cần chú ý hơn để kịp thời chỉ cho bé biết những gì là tốt, trẻ nên học theo và những gì là không tốt, không nên bắt chước.
Theo Saga / Trí Thức Trẻ
|