11 yếu tố hàng đầu khiến thai phụ dễ sinh non Các mẹ bầu nên tham khảo các nguyên nhân gây sinh non để có cách đảm bảo sức khỏe cho chính mình, tránh rơi vào tình trạng này. Hiện nay, số ca sinh non đang ngày một tăng cao. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này. Dưới đây, là 11 nguyên nhân phổ biến gây sinh non cho các mẹ bầu. Thời gian giữa hai lần mang thai quá ngắn Khoảng thời gian giữa 2 lần sinh con tối thiểu phải từ 18 tháng. Một số bà mẹ đã bỏ qua khuyến nghị này của bác sĩ. Sau lần sinh nở đầu tiên, tử cung người mẹ cần một khoảng thời gian để phục hồi trước khi nhận nhiệm vụ lần thứ 2. Việc mang thai sớm hơn khoảng thời gian quy định sẽ dễ dẫn đến việc sinh non. IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) Ngày càng nhiều cặp vợ chồng sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để thụ thai, điều này làm gia tăng nguy cơ sinh non đáng kể. Thụ tinh trong ống nghiệm thường dẫn đến hiện tượng đa thai, và tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro cho sức khoẻ của mẹ và bé. Đơn cử một ví dụ: Trọng lượng tiêu chuẩn của một em bé sơ sinh là 3 kg, nếu bị đa thai 3, trọng lượng của mỗi bé sẽ là 1 kg và hẳn nhiên cơ thể 3 bé sẽ không khoẻ mạnh bằng 1 bé duy nhất. Ngoài ra, tử cung người mẹ sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi nhiều thai nhi, dẫn đến khả năng miễn dịch của bé thấp đi. Sinh con muộn Độ tuổi có thai lý tưởng là từ 22-30 tuổi. Phụ nữ mang thai muộn có nguy cơ sinh em bé thiếu tháng. Tuổi tác cao dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và một loạt biến chứng khác khi mang thai. Tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ phụ khoa nếu bạn có kế hoạch sinh con ở độ tuổi trên 30. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý Phụ nữ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, không chỉ trong quá trình mang thai. Nếu một phụ nữ bị suy dinh dưỡng từ nhỏ thì khi có thai họ có thể gặp nhiều biến chứng hoặc sinh non. Do đó, hãy đảm bảo cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết ngay từ bây giờ. Khoảng cách giữa hai lần mang thai quá ngắn là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non. Bệnh thiếu máu và béo phì Khoảng 60-70% phụ nữ mang thai bị chứng thiếu máu. Nếu bạn bị chứng béo phì kết hợp với thiếu máu trong thai kỳ thì có đến 40% khả năng bạn sẽ sinh con thiếu tháng và nhẹ cân. ì vậy, việc theo dõi cận nặng của mình hàng tháng là rất quan trọng. Tham khảo lời khuyên từ bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp, phòng ngừa biến chứng trong thai kỳ. Thuốc kích thích rụng trứng Thuốc kích thích rụng trứng làm tăng nguy cơ đa thai và sinh non. Nhiều cặp vợ chồng bị hiếm muộn sử dụng thuốc kích thích rụng trứng với mong muốn có con và đó là nguyên nhân vì sao tỷ lệ sinh non ngày một gia tăng. Thức ăn nhanh Những thực phẩm fast food chứa nhiều chất béo, đường, muối và có ít chất dinh dưỡng hơn so với thực phẩm tươi. Sử dụng nhiều thức ăn nhanh trong thai kỳ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim và tăng khả năng sinh con thiếu tháng. Rượu Ngừng uống rượu nếu bạn đang mang thai vì rượu có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và là nguyên nhân của việc sinh non. Rượu hấp thụ qua nhau thai và cản trở hoạt động của các cơ quan trên cơ thể bé. Vì thế, bạn nên tránh uống rượu trong thai kỳ. Stress Trạng thái căng thẳng sẽ kích hoạt hooc môn cortisol trong cơ thể thai phụ, gây ra cảm giác đói, làm tăng đường huyết và huyết áp. Tuy nhiên khả năng hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng của nhau thai lại giảm đi, hạn chế sự phát triển của bào thai, gây ra nguy cơ sinh non. Làm việc khua Việc thức khuya gây ra sự thay đổi đồng hồ sinh học của thai phụ. Nó kích thích sự thay đổi các nội tiết tố và khi làm việc khuya kết hợp với căng thẳng thường xuyên sẽ tăng thêm nguy cơ sinh con sớm ở thai phụ. Nếu thai phụ từng là một đứa trẻ sinh non, nhiều khả năng con của họ cũng sinh thiếu tháng Cách duy nhất để giảm nguy cơ sinh non đối với trường hợp này là duy trì một chế dinh dưỡng đặc biệt với sự theo dõi của bác sĩ chuyên môn. Thai phụ phải khám phụ khoa mỗi tháng 1 lần trong 3 tháng đầu của thai kỳ, 15 ngày/1 lần trong 3 tháng tiếp theo và mỗi tuần 1 lần trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Theo Huyền Trâm / Trí Thức Trẻ
|