Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Giáo dục phát triển nhận thức 2(MN1-B TK)


MÔ ĐUN MN1-B
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (Dành cho giáo viên)


Tài liệu số 1:
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẪU GIÁO


Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo được thể hiện ở các mốc phát triển sau đây:


1. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 3-4 tuổi (giai đoạn tư duy trực quan- hành động):
• Thích các hoạt động chân tay và khám phá bằng các giác quan.

• Có thể nắm các thông tin thông qua giao tiếp và các sách đơn giản, dễ hiểu

• Hay đặt câu hỏi nhưng không phải lúc nào cũng hiểu câu trả lời.


• Bắt đầu nhận ra các mối quan hệ nhân quả đơn giản dưới dạng các câu hỏi đơn giản: tại sao? để làm gì? như thế nào?

• Có thể móc nối các sự kiện khi thảo luận nhưng có thể gặp khó khăn trong phát âm, diễn đạt bằng lời nói. Trẻ cần được người lớn chú ý nghe và nói lại rõ ràng hơn những gì trẻ nói.

• Học tốt nhất trong những tình huống cụ thể có ý nghĩa với bản thân chúng và khi có sự tin tưởng, khích lệ của người lớn.


2. Đặc điểm phát triển nhận thức trẻ của 4-5 tuổi (giai đoạn tư duy trực quan- hình tượng):
• Trẻ hay sử dụng các trò chơi đóng vai (chơi giả vờ) để xử lý thông tin mới và để hiểu các khái niệm phức tạp.


• Bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên có chủ định cũng như sáng tạo hơn trong việc khám phá.


• Thường thích các thí nghiệm do chúng tạo ra hơn là các thí nghiệm do người lớn hướng dẫn.


• Bắt đầu suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động, chẳng hạn như nghĩ về việc gieo hạt trước khi trẻ thực hiện hành động thực tế này.


• Bắt đầu đưa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm. Thích nghĩ ra các lời giải thích về những gì quan sát được, thường thêm các chi tiết tưởng tượng vào các sự việc.


• Thích nói chuyện với những trẻ khác khi chơi và thử nghiệm.


• Bắt đầu sử dụng các hình vẽ để trình bày và diễn đạt ý kiến. Thích nói để người lớn ghi lại và thử tự viết.


Xem chi tiết hướng dẫn TẠI ĐÂY