Bố mẹ đã khen ngợi con đúng cách chưa? Khen ngợi là yếu tố giúp con có thêm động lực để cố gắng trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, những lời khen ngợi sẽ phản tác dụng nếu như vượt quá sự vừa đủ. Vì vậy cần tinh tế trong những lời khen dành cho trẻ. Những lời khen ngợi sẽ phản tác dụng nếu như vượt quá sự vừa đủ Bố mẹ nên "để dành" những lời khen của mình và tránh những lỗi thường gặp sau: 1. Lời khen hay nhưng không "chất" Con trai bạn vừa ném trúng quả bóng quyết định trong trận bóng rổ. Ngay lập tức bạn hét lên "Bao công tập tành của con cuối cùng đã được đáp trả rồi" để chúc mừng con. Trong trường hợp này thì bạn chỉ cần nói "Tuyệt vời lắm con" có lẽ là đã đủ. Bạn nói vậy sẽ khiến con chỉ tập trung vào mục tiêu trước mắt (kết quả của trận bóng rổ này) hơn là mục tiêu lâu dài (những trận sau nữa).
Theo tiến sĩ, nhà nghiên cứu Carol Dweck, những trẻ nhận được những lời khen rỗng tuếch sẽ ít có khả khả năng giải quyết những thử thách khó khăn trong những lần sau hơn là những trẻ được nghe những câu như "Con phải thật sự cố gắng". Tuy nhiên dường như các bậc cha mẹ lại đang sự dụng "quá liều" những lời khen "rỗng" như vậy, đó là lý do lại sao trẻ luôn có cảm giác mình đác được tung hô cho mọi thành tựu mà trẻ đạt được, dù lớn hay nhỏ. Lời khuyên: Một "liều" vừa đủ những lời động viên khuyến khích con về sự kiên trì, chăm chỉ của con sẽ giúp con tiến xa hơn là những lời khen ngọt lịm "con giỏi lắm", "con siêu lắm". Đằng sau khuôn mặt tự hào của bé bạn còn có thể thấy động lực và hành vi tích cực của bé sau này. 2. Khen ngợi khả năng tự nhiên Sẽ là điều bình thường nếu bạn vui mừng khi con gái 5 tuổi của mình đá vào gôn nhiều hơn tất cả các bạn cùng độ tuổi hay con trai 7 tuổi sở hữu tài năng trời phú. Trong những trường hợp này bố mẹ lại có xu hướng khen ngợi quá đà như "Con đúng là một ngôi sao", "Con đúng là thiên tài". Nhưng bố mẹ đã tập trung vào sai chỗ. Khả năng tự nhiên hay tài năng năng thiên bẩm là thứ mà các bé có sẵn, bé chẳng mất gì, hay phải cố gắng gì để có được nó. Ví dụ, những đứa trẻ được khen ngợi về tài năng thể thao thiên bẩm từ khi còn nhỏ sẽ lớn lên mà không tiếp tục phát triển khả năng đó của mình, không nỗ lực và không cùng phối hợp trong một tập thể. Nhưng khi lớn lên, những người khác có thể theo kịp họ về kĩ năng và thể lực, khi đó "thiên tài" sẽ không chấp nhận được thực tế, thất vọng nhưng cũng không có khả năng thay đổi tình hình. Lời khuyên: Sẽ tốt hơn cho trẻ nếu bạn đưa ra lời động viên về hành động, chứ không phải khả năng. Hãy tập trung vào sự nỗ lực hay tiến bộ, thứ mà trẻ có kiểm soát được, hơn là những khả năng tự nhiên, điều mà trẻ không thể kiểm soát. 3. "Dán nhãn" cho con Đôi khi lời khen phát ra ngay cả khi chúng ta không có ý định nói. Ví dụ, khi các bố mẹ nói chuyện về con mình, bố mẹ sẽ tình cờ khen ngợi con, hay thậm chí chê bai con mà chẳng hề nhận ra. Chúng ta đã vô tình gán con mình vào những "danh hiệu" như con tôi là: "một đứa trẻ khỏe mạnh", "một đứa trẻ hài hước", "một đứa trẻ nhút nhát" mà không hề nhận ra. Chúng ta đã nhấn mạnh vào khả năng của con thông qua việc so sánh, và "gói" tất cả những đứa trẻ của chúng ta trong một cái hộp chật hẹp.
Hay tệ hơn, bố mẹ còn tạo nên những đứa trẻ gắn với những nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ bố mẹ sẽ hay có kiểu khen con là "chuyên gia bê bát", "chuyên gia dọn đồ chơi". Bằng những lời khen như vậy, bố mẹ đã vô tình áp đặt con, khiến con không thể kiểm soát được con là ai hay con làm gì. Lời khuyên: Ngay cả khi bạn biết rằng con gái bạn có thể sau này sẽ có tương lai trở thành người mẫu, hay con trai bạn không bao giờ dám đứng phát biểu trước đám đông, bạn cũng đừng "dán nhãn" con gái mình là "một đứa xinh đẹp" hay con trai mình là "một đứa nhút nhát". Còn khi phân chia các công việc trong nhà, hãy phân chia công việc phù hợp với lứa tuổi và một cách công bằng để các con đều có thể thử qua mọi việc. Và biết đâu đấy, với những lời động viên từ bố mẹ, con trai nhút nhát ngày nào của bạn có thể tự tin đứng thuyết trình giữa hàng nghìn người thì sao? 4. Khen ngợi quá nhiều trước mặt anh/chị/em của chúng Trẻ thích được khen ngợi về những gì chúng làm tốt, chứ không phải những gì anh em của chúng làm. Đôi khi, bố mẹ khen đứa này đơn giản là muốn tạo động lực cho đứa khi. Tuy nhiên, những lời khen đó sẽ dẫn đến việc cạnh tranh, ganh đua giữa anh chị em trong nhà, điều mà bố mẹ không hề muốn xảy ra. Lời khuyên: Lời động viên, cũng giống như việc mắng mỏ con, tốt nhất nên được nói với con một cách chân thành và riêng tư, để trẻ có thể tận hưởng khoảnh khắc tự hào thật sự về những gì chúng đã đạt được. Và bố mẹ cũng phải đảm bảo rằng anh/chị/em của chúng sẽ không có cảm giác chán nản hay cảm thấy mình kém cỏi hơn. Hơn thế, trẻ cũng sẽ nghe những lời bạn nói một cách nghiêm túc hơn khi mà bạn gọi chúng riêng ra một chỗ để nói. 5. Theo sau lời khen là một câu chỉ giáo Không có gì "cay đắng" bằng việc nhận một lời khen có kèm theo môt lời chỉ giáo để ngay lập tức dìm nó xuống. Đây là một ví dụ: "Bước vào phòng của con thích thật đấy, chắc hẳn con đã phải dành rất nhiều thời gian để dọn dẹp. Thấy không, như thế này có phải tốt không?". Câu khen ngợi conngọt ngào ngay lập tức đã biến thành chỉ giáo. Thêm một câu "Mẹ đã bảo con rồi mà" thì chắc chắn bạn đã cướp hết đi những cảm giác vui sướng vì được khen trong con rồi. Lời khuyên: Hãy dừng lại ở những lời động viên con thôi, bạn không cần thiết phải làm rõ vấn đề hơn đâu. Trẻ sẽ chỉ tỏ ra chống đối nếu những lời khen bị làm hỏng bởi những câu chỉ giáo. Những lời khen ngợi con ngọt ngào cũng chẳng khác gì viên kẹo vậy, nó chỉ ổn nếu bạn cho trẻ vừa đủ. Và bố mẹ cũng cần tinh tế trong những lời khen dành cho trẻ. Những câu như "Con chắc hẳn phải tự hào lắm về công sức mà con bỏ ra", hay "Mẹ đánh giá cao sự giúp đỡ của con ngày hôm nay" sẽ hay hơn những câu trống rỗng như "con giỏi lắm", và quan trọng hơn, nó sẽ đưa trẻ tiến xa hơn trong tương lai. Theo Lamchame.com |