Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Giải pháp nào cho giáo viên mầm non ở tuổi 50?


Cuối tháng 9-2004 vừa qua, trong buổi làm việc với HĐND TPHCM, Phòng GD-ĐT quận 1 đã đặt vấn đề: nên quan tâm đến chính sách cho đối tượng giáo viên mầm non (MN) ở tuổi 50 (gần 100% là nữ) và nên cho họ ''về hưu sớm'', vì không còn phù hợp với đặc thù của nghề. Ý kiến này đã gây nên nhiều tranh cãi... Bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng Phòng GD-ĐT quận l, cho biết tỉ lệ giáo viên MN của quận ở độ tuổi 45-50 hiện chiếm từ 25-30%, riêng tuổi 50 chiếm 15%. Theo bà, ở tuổi này, các cô giáo có kinh nghiệm nuôi dạy các cháu rất tốt nhưng việc yêu cầu các cô phải hát múa, chạy nhảy, vận động trước các cháu thì ''coi không được'' vì không phù hợp với tuổi tác.Thực tế, chúng tôi cũng đã chứng kiến cảnh nhiều cô giáo dù đã rất cố gắng, nhưng tác phong, vóc dáng, do tuổi tác nên rất gượng ép khi phải làm các động tác theo kiểu hồn nhiên nhí nhảnh trước các cháu nhỏ... Hiệu trưởng Trường MN Hoa Lư cũng cho rằng, nếu giáo viên phổ thông càng lớn tuổi càng được đào tạo lên cao, càng dạy tốt- thì với giáo viên MN, dù có học lên đại học nhưng đến tuổi 50, khả năng thuyết phục hấp dẫn khi đứng lớp văn giảm xuống rõ rệt. Không chỉ kỹ năng hát múa, vận động mà các yêu cầu về phong trào khác các cô giáo lớn tuổi cũng gặp thiều khó khăn. Hiệu trưởng MN Phạm Ngũ Lão (trường có 6/20 giáo viên ở tuổi 40-50) cho biết: Khi giáo viên bước vào tuổi 40 1à đã thấy sự khác biệt. Chẳng hạn, hiện nay khi thực hiện chỉ đạo của ngành triển khai dạy trẻ trò chơi kit- mát trên máy vi tính - một trò chơi mới được các cháu rất thích, nhưng cô giáo lớn tuổi lại không thích ứng được. Nhận thức điều này, cách nay mười năm Phòng GD-ĐT quận l đã có giải pháp đưa một số cô giáo MN ở độ tuổi 40, tình nguyện đi học sư phạm tiểu học hệ 12+2 (tốt nghiệp 12+ 2 năm đào tạo), sau đó chuyển sang dạy tiểu học. Nhưng, kết thúc khóa học, chỉ vài cô được nhận vào dạy tiểu học bởi ngay cấp học này cũng chê các cô đã lớn tuổi. Các cô cũng đặt vấn đề xin chuyển sang làm bảo mẫu, nhưng theo quy định mới của ngành, hiện không còn chế độ bảo mẫu nữa mà chỉ còn chế độ giáo viên (phải đảm trách cả việc dạy và chăm sóc). Dù vậy, một số trường vẫn tồn tại bão mẫu. Chẳng hạn Trường MN bán công Bến Thành có 12/42 giáo viên lớn tuổi được giải quyết chuyển sang làm bảo mẫu. Theo quy định, một lớp nếu có trên 40 cháu thì được phép ngoài 2 giáo viên có thêm một bảo mẫu. Bảo mẫu sẽ nhận toàn bộ phần chăm nuôi, dọn bàn ăn, vệ sinh lớp, rửa ca, giặt khăn... Nhưng không phải trường nào cũng giải quyết được theo cách này vì với nhân sự bảo mẫu, nhà trường chỉ được hợp đồng và tự trả lương bằng nguồn thu học phí hoặc quỹ phúc lợi. Như vậy, chỉ những trường bán công hoặc công lập đông học sinh mới có điều kiện làm việc này. Trường MN Nguyễn Thái Bình có 6 điểm lẻ, đều nằm trong khu vực dân lao động nghèo, là trường đang có nhiều giáo viên MN lớn tuổi nhất quận: 10/32 giáo viên đang ở tuổi 45- 50. Hiệu trưởng thừa nhận là các giáo viên này dạy về văn học tốt, nhưng các chuyên môn khác thì bắt đầu... đuối. Bà Kim Thanh cho rằng, giải quyết mức trợ cấp lương hưu một lần tính theo năm công tác cho giáo viên MN ở tuổi 50 với mức thấp nhất 20 triệu và cao nhất 50 triệu, cũng chỉ là giải pháp tạm thời của riêng quận l. Các quận khác càng gặp bế tắc và vấn đề này, nhưng họ cố gắng động viên các cô chuyển sang công tác bảo mẫu, tạp vụ để không gây xáo trộn, hụt hẫng nơi giáo viên – những người đã gắn bó gần hết cuộc đời mình cho nghề. Quận l là đơn vi mạnh dạn đặt ra vấn đề này, với mong muốn nhũng nhà hoạch định chính sách lưu ý đến đối tượng giáo viên MN. Bởi toàn TPHCM hiện đang có trên 5.000 cô giáo làm nghề nuôi dạy trẻ. Theo PN