7 cột mốc trong "sự nghiệp" ăn uống của bé Các bà mẹ hãy ghi nhớ những cột mộc quan trọng trong quá trình "chuyển đổi" sở thích ăn uống của bé để đáp ứng nhu cầu của con nhé! 4-6 tháng: cho trẻ bắt đầu tập ăn đồ ăn Hầu hết các bác sĩ nhi khoa của Học viện Nhi khoa Mỹ, khuyên bạn nên cho trẻ sơ sinh bắt đầu ăn thức ăn đặc khi bé 4 đến 6 tháng. Đây chính là khoảng thời gian trẻ bắt đầu mất dần "phản xạ đẩy lưỡi" hoặc phản xạ phun ra, vì bé chỉ bú mẹ hoặc bú bình. Nếu không cho bé tập ăn trong giai đoạn này, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn sau đó. Nếu em bé của bạn đang ở độ tuổi này, hãy thỉnh thoảng cho bé mút, nhấm nháp thử 1 vài loại thức ăn mà bạn đang ăn như cà rốt, su hào luộc... Nhớ cho bé cầm miếng to để tránh trường hợp trẻ bị hóc, nghẹn khi đưa cả miếng thức ăn vào mồm. Sau 6 tháng: Thời điểm cho trẻ uống nước Các bé sẽ không cần uống nước trong 6 tháng đầu đời. Tất cả mọi thứ mà cơ thể bé cần lúc này chỉ đơn giản là sữa mẹ hoặc sữa bột trẻ em. Nếu mẹ cho bé uống nước trong giai đoạn này, nước sẽ lấp đầu dạ dày của trẻ và khiến bé lười bú. Không bú sữa sẽ khiến trẻ không thể nhận được các chất dinh dưỡng cơ thể cần. Đồng thời, trong 6 tháng đầu đời, thận của trẻ còn quá yếu để tiếp nhận lượng nước mà mẹ cho uống thêm. Trong 6 tháng đầu sau sinh bé chỉ cần bú sữa hoặc sữa công thức mà thôi (Ảnh minh họa) Chỉ khi nào các mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm mới cần cho bé uống thêm 1 chút nước. 9 tháng: cho trẻ ăn theo 3 cấp độ: mịn - nhuyễn - đặc Sau giai đoạn tập cho trẻ ăn, mẹ hãy cho trẻ ăn dặm bằng 3 cấp độ thức ăn từ: bột mịn, sau đó là cháo say qua cho nhuyễn và cuối cùng là cháo không say. Bé 9 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé ăn theo 3 cấp độ: mịn - nhuyễn - đặc (Ảnh minh họa) Mỗi giai đoạn thức ăn, bạn cần cho trẻ có thời gian thích ứng và chuyển sang món mới sau khoảng 1 tháng để bé làm quen với kỹ ăn ăn, nhai, cảm nhận thức ăn. Từ 7-11 tháng: Bé đòi ăn tất cả các loại thực phẩm bé nhìn thấy Đây là thời kỳ mé sẵn sàng với tất cả các loại thực phẩm và nhiều bé đã biết đòi ăn khi nhìn thấy người lớn ăn bất kỳ món gì đó. Các mẹ đừng quá lo lắng khi thấy trẻ như vậy, đây là thời điểm tốt nhất để cho bé cảm nhận hương vị của từng loại thực phẩm. Tuy nhiên, hãy cắt nhỏ mọi thứ mà bạn định cho bé ăn để giảm thiểu nguy cơ học, nghẹn. Bạn có thể cho bé ăn: mì cắt nhỏ, rau có lá cắt nhỏ, rau củ quá cần cắt nhỏ xíu... Thậm chí cả đậu phụ, thịt gà hoặc thịt mềm bạn đều có thể cắt nhỏ và cho bé ăn thử. Bạn cũng có thể cho con bốc bằng tay để luyện khả năng cầm nắm cho bé. Trước 12 tháng: cho trẻ ăn trong ghế cao bằng món ăn đặc Khi bé sẵn sàng với loại thức ăn đặc như cháo không cần say cũng là lúc bé đã có thể ngồi thẳng. Hãy sắm cho bé một chiếc ghế ăn và cho bé ngồi an toàn trong đó trước khi các mẹ cho con ăn. Hãy cho bé ăn vào 1 khung giờ, ngồi trên ghế ăn để bé ăn tốt hơn Cách này vừa giúp các mẹ đỡ vất vả khi bón cho con ăn, vừa hình thành phản xạ có điều kiện cho trẻ là cứ ngồi vào chiếc ghế đó là đã đến giờ ăn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các mẹ nên cho con ăn trong 1 khung giờ nhất định để dạ dày bé tiết dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn nhé! Sau 12 tháng: Hãy cho bé thử các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng Một số bác sỹ nhi khoa khuyên rằng, các mẹ nên chờ cho đến khi trẻ được ít nhất 1 tuổi mới nên cho con ăn những loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như lạc, trứng, quả đào, cá... Tuy nhiên, nhiều bác sỹ khác lại cho rằng, bạn hoàn toàn không cần lo lắng về nguy cơ dị ứng của chúng với trẻ nếu trong gia đình bạn không có ai từng bị bệnh này trước đó. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) cho rằng, các bậc cha mẹ nên thử cho bé ăn từng chút 1 với những loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng ngay khi bé có thể ăn thức ăn đặc. Vừa ăn các mẹ vừa nghe ngóng xem con có bị đi ngoài hoặc mẩn đỏ gì không. Nếu có, hãy ngừng cho con ăn loại thực phẩm đó và tập ăn lại sau đó 1 thời gian. Nếu đến lần thứ 3 mà trẻ vẫn có biểu hiện dị ứng thì các mẹ nên ngừng cho con ăn loại thực phẩm đó. Từ 12-18 tháng: Tập cho bé dùng thìa Sau khi hình thành thói quen ngồi ghế ăn, bạn cũng dần cho bé làm quen với việc cầm thìa để bé có thể tự xúc thức ăn của mình. Đây là 1 quá trình lâu dài và bạn đừng thúc ép trẻ, đừng cáu ghắt và quạt nạt bé khi con làm rơi vãi đồ ăn trong những lần tự xúc đầu tiên. Đầu tiên, hãy cho con tập cầm thìa thành thạo trước, sau đó cho con tập xúc ăn những thứ mà bé yêu thích như: sữa chua, phô mai, khoai tây nghiền... Các mẹ có thể giúp bé bằng cách cho thực phẩn sẵn lên thìa để bé đưa vào mồm... Dần dần khi kỹ năng cầm thìa và xúc của bé đã thuần thục hơn hãy cho con ăn cơm cùng bàn và để trẻ tự xúc thức ăn có trong bát riêng của mình.
Theo Hương Giang (Theo WebMD) (khampha.vn)
|