Sò huyết thuộc động vật có vỏ (hàu, ngao, hến, trai...) nên có nguy cơ gây dị ứng cho bé. Vì thế các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, mẹ hãy đợi khi bé được 12 tháng tuổi thì mới nên tập cho bé ăn các loại động vật có vỏ. Nguy cơ ngộ độc cho bé khi ăn sò huyết Sò huyết sống trong môi trường bùn và nước nên sò có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn độc hại. Chưa kể, do sống trong môi trường nước ô nhiễm thì một số loại sò huyết còn bị nhiễm kim loại nặng và các loại chất thải có trong nước. Chính vì thế, khi cho bé ăn sò, bé có thể bị ngộ độc sò. Có trường hợp, bé ăn sò luộc chưa chín kỹ còn suýt bị tử vong.
Hạn chế ngộ độc sò cho bé Khi mua sò huyết để chế biến món cho con, mẹ tuyệt đối phải chọn sò tươi, ngon. Khi chế biến, đảm bảo sò phải chín kỹ, không được cho bé ăn sò sống hay sò tái. Khi nấu kỹ, sò có thể bị dai, bé không ăn được thì mẹ đừng vội nôn nóng cho con ăn. Thay vào đó, mẹ hãy đợi bé lớn hơn nữa, nhai được thức ăn thật tốt thì mới cho con ăn sò huyết. Cháo sò huyết, rau mùi, hành lá cho bé 18 tháng Nguyên liệu: Sò huyết; rau mùi; hành lá; hạt nêm, dầu ăn; gạo nếp, gạo tẻ để nấu cháo. Cách làm: Sò rửa sạch, luộc sơ qua thì dễ cạy lấy thịt hơn. Lấy thịt sò, băm nhỏ. Ướp với chút hạt nêm. Phi đầu hành thơm, xào sò cho dậy mùi. Gạn lấy nước luộc sò, cho gạo vào nấu cháo. Cháo sôi thì cho sò vào, cho hành lá và rau mùi băm nhỏ vào.
Phương Thảo(mevabe.net)
|