Những điều cha mẹ không chịu trách nhiệm với con cái Trong thời điểm này, chúng ta thường bị tấn công tới tấp bởi những lời nhắn gởi làm cha mẹ như thế nào cho "đúng hướng". Thật là quá dễ dàng khi tiếp nhận những lời khuyên nhủ từ báo chí, đài phát thanh, người thân, và những phụ huynh khác; và bắt đầu âu lo rằng chúng ta đã làm sai điều gì đó. Một phần của hiện tượng này là do người lớn, cũng như trẻ con, đã quan tâm quá đáng. Chúng ta đã thông tin và liên lạc với nhau nhiều hơn, tức là chúng ta tiếp nhận thông điệp từ bên ngoài nhiều hơn lúc trước. Chúng ta liên lạc một cách dễ dàng những cố vấn (tốt và xấu) trên mạng, để tiếp nhận thông tin về việc những bậc cha mẹ khác làm những gì, và giữa họ như thế nào xuyên qua những mạng lưới thông tin truyền thông. Thế có nghĩa là chúng ta đã tích cực so sánh nhiều hơn gìữa chúng ta và những phụ huynh khác - và nhận được những lời phán xét và nhận định từ mọi người như là một kết quả. Chúng ta đang nằm trong tình trạng đón nhận thông tin và đầy xúc cảm, điều đó dẫn đến cho nhiều phụ huynh có cảm tưởng là mình đang bị áp đảo và nhầm lẫn. Trên Mạng Hổ Trợ Phụ Huynh, lời góp ý của tôi đến những người gọi điện là hãy tin tưởng vào cảm quan của bạn như đấng sinh thành- bạn hiểu rõ con cái bạn hơn hết, và đến kết cuộc thì bạn vẫn sẽ là người quyết định cho tương lai của con mình. Trong Chương Trình Thay Đổi Hoàn Toàn, James Lehman cho rằng bạn phải điều động gia đình của mình như công ty vậy. Bạn là chỉ huy trưởng của "công ty gia đình" của mình, và như một người điều hành bạn phải làm sao học để gạt qua một bên lĩnh vực tình cảm và chức phận phụ huynh là tốt hơn hết. Hãy quên đi mặc cảm tội lỗi của mình, hãy quên đi tiếng vọng lời khuyên răn của chị em ra phía sau trí não - bạn cần làm những điều gì tốt nhất dành cho công ty của mình. Bạn cần lời khuyên, nhưng cuối cùng thì bạn là người hiểu rõ điều nào là điều tốt nhất cho chính gia đình mình. Một trong những điểm quan trọng nhất xuyên qua những lời khuyên nhủ không cần thiết, mặc cảm tội lỗi và sự so sánh với những người khác là bạn cần phải hiểu rõ bạn chịu và không chịu những trách nhiệm gì trong việc nuôi dạy con cái. Những điều bạn không chịu trách nhiệm 1. Làm cho con cái lúc nào cũng hạnh phúc Xin đừng hiểu lầm cho tôi - thật tốt làm sao cho con cái bạn cuối cùng rồi cũng được hạnh phúc. Điều đó có nghĩa là sẽ có rất nhiều thời gian, đặc biệt nếu bạn là bậc phụ huynh có trách nhiệm, tức là bạn sẽ làm cho con bạn rất tức giận khi bạn đưa ra những giới hạn hoặc cho chúng nó một hậu quả. Đây là phần trách nhiệm mà bạn tiếp nhận trên cương vị của một cấp chỉ huy điều hành - không thực hiện những gì chúng nó thích, phản đối, hoặc chấp nhận, nhưng quyết định những điều tốt đẹp nhất cho chúng và cho công ty gia đình bạn, thì cứ vậy mà làm. 2. Tiếp nhận sự tán thành của những người khác Suy cho cùng thì bạn không cần những người lớn nào trong đời bảo rằng bạn đã làm đúng điều gì cả. Làm cha mẹ không phải là cuộc thi thố tài năng để dành chức vô địch trong gia đình hay trong xã hội. Chắc chắn là tuyệt vời thay khi những người lớn khác như thầy cô của con cái bạn, cho bạn biết rằng con mình học hành tốt; nhưng điều đó thật không cần thiết cho những sắp xếp theo trình tự dành cho bạn để điều hành tốt công ty gia đình mình. 3. Khống chế con cái Con cái không là những con rối và bạn cũng không phải là những nghệ nhân ngành múa rối. Không nhất thiết bạn phải khống chế từng hành động của con mình đang làm gì hoặc từng lời nói của chúng, đặc biệt là ngoài khuôn khổ gia đình. Con trẻ có quyền hạn riêng của chúng và sẽ hành động theo ý nguyện riêng - và thường là theo sở thích riêng. Thật quan trọng khi bạn tự mình nhắc nhở rằng con bạn không làm bài tập, thí dụ, bất chấp tất cả những cố gắng của bạn để hướng dẫn và đặt nó trước trách nhiệm của mình, đó là chuyện của nó và việc nhận điểm kém là chuyện nó phải tự lãnh hậu quả lấy một mình. Điều quan trọng mà con bạn sẽ nhận từ bạn là bạn phải bảo đảm cho con mình phải dành thời gian mỗi chiều để học tập, bạn liên lạc thường xuyên hơn với thầy cô giáo, và bạn sẽ theo dõi bài tập của con mình thường xuyên hơn đến khi nào nó nâng điểm của mình lên được. Bạn không thể khống chế con mình, nhưng bạn có thể gieo ảnh hưởng đến nó qua những giới hạn mà bạn sắp đặt và những hậu quả mà bạn đưa ra. 4. Làm tất cả cho con cái những gì mà nó có thể tự làm được cho chính mình Rất, rất nhiều lần con cái chúng ta sẽ nhờ chúng ta làm điều gì đó cho chúng mà chúng ta biết rằng chúng có khả năng tự làm được cho mình. Học trò nhỏ của bạn có thể không dọn dẹp chỗ ngủ trong thời gian đầu, nhưng thực hành (và sẽ không làm hoàn hảo được trong vài lần đầu) là thứ mà con trẻ cần phải hiểu rõ nhất là nó phải tự tay làm. Tôi không cho rằng bạn phải ngưng làm thức ăn điểm tâm cho con mình khi mà nó chưa có đủ khả năng để tự lấy một bát ngũ cốc, hay chẳng bao giờ làm một tý gì cả để giúp con mình. Điều mà tôi muốn nêu lên ở đây là hãy để tự con trẻ đôi khi tự mình cố gắng và bạn sẽ cố gắng hết sức để cân bằng trách nhiệm. Đánh máy giúp bài làm của con mình vì bạn đánh máy nhanh hơn và vì sắp đến giờ đi ngủ thì thật không được liệt kê cho sự cân bằng. 5. Bạn không cần phải trở thành một anh hùng hay người đàn bà lý tưởng, Mike Brady, hoặc June Cleaver Tất cả đều là những nhân vật dã tưởng thật ra như là làm được tất cả mọi việc một cách hoàn hảo phải không? Bạn không phải là một trong những người như vậy, hoặc giả sử như bạn vật vã để trở thành như họ. Hay hơn hết là hãy tập trung chú ý vào những hành động hoặc gắn bó với một chương trình hàng ngày, thử chú tâm vào những trọng điểm và ý thức rằng bạn sẽ phải để cho những việc không đáng đi qua từng ngày một. Chúng ta gọi đó là chọn lựa chiến lược.
SARA A.BEAN Thạc sĩ về Giáo Dục, chuyên ngành về Cố Vấn Giáo Dục trực thuộc trường Đại Học Florida Atlantic Universit Theo Afamily |