Gần đây, Trung Quốc ra lời cảnh báo cho các bậc cha mẹ về hàng loạt xe đẩy trẻ em kém chất lượng đang được bày bán trên thị trường dễ gây thương tích cho trẻ.
Một số xe đẩy trẻ em được bán tại Hồng Kông có nguy cơ bị gập đột ngột hoặc làm kẹt ngón tay và chân trẻ, theo cuộc kiểm tra an toàn của cơ quan giám sát tiêu dùng cho biết.
Uỷ Ban người tiêu dùng đã thử nghiệm 19 mô hình, có giá từ 1.490 đến 14,860 đô la Hồng Kông. Một trong số bảy loại xe đẩy được bán với giá gần 12,000 đô la Hồng Kông đã không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn của Liên minh châu Âu, còn một số khác cũng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn Mỹ. Tuy nhiên, loại xe có giá rẻ nhất lại đạt yêu cầu trong đợt kiểm tra.
Nhiều xe đẩy tại Trung Quốc có nguy cơ gây thương tích cho trẻ em. Ảnh minh họa
"Cha mẹ thường mua những loại xe đắt tiền nhất cho con cái họ, tuy nhiên thứ đắt tiền cũng chưa chắc đã tốt nhất", giáo sư Michael Hui King-man, Chủ tịch Ủy ban quan hệ cộng đồng cho biết. Một số xe đẩy có nhiều khoảng trống hoặc lỗ hổng dễ khiến chân tay trẻ bị mắc kẹt. Một số khác lại bị lỗi ở khóa an toàn khiến xe đẩy có nguy cơ gấp đột ngột và sập vào trẻ sơ sinh nằm bên trong, theo báo cáo được công bố trên số tạp chí mới nhất của hội đồng Choice.
Xe đẩy trẻ em bán tại Hồng Kông phải đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn theo quy định của EU, Mỹ hoặc của chính phủ Úc và New Zealand. Giáo sư Hui cho rằng, nếu Hồng Kông có thể thiết lập các quy định riêng cho mình dựa trên ba khung tiêu chuẩn có sẵn này thì sẽ tốt hơn nhiều.
Mô hình xe đẩy S-706 thuộc thương hiệu Capella được bán với giá 2150 đô la Hồng Kông có nguồn gốc từ Hàn Quốc tồn tại lỗ hổng lớn không tuân thủ theo tiêu chuẩn của EU. Thêm nữa, loại xe này cũng không vượt qua cuộc "kiểm tra cắn", do các bộ phận của xe đẩy trẻ em được gắn kết với nhau và có thể dễ dàng bị trẻ sơ sinh cắn đứt gây ra nguy cơ nghẹt thở cho bé.
Phanh bánh sau của xe cũng phải được hoạt động độc lập thay vì chỉ có một chốt kiểm soát để kích hoạt phanh ở cả hai bánh trước và sau. Loại xe đẩy Karoon Plus thuộc thương hiệu Aprica và Urban Walker Classic của hãng Combi cũng lo ngại về vấn đề này.
Loại xe đẩy Book Plus Sportivo của hãng Aprica và Peg-Perego đã bị lỗi khóa an toàn, trong khi xe B-Smart và Affinity thuộc thương hiệu Britax lại không đáp ứng được yêu cầu của cuộc "kiểm tra cắn".
Trio Living Smart thuộc thương hiệu Chicco được bán với 11,998 đô la Hồng Kông, cũng tồn tại lỗ hổng dễ làm ngón tay hoặc ngón chân cái của trẻ bị mắc kẹt, theo kết quả kiểm tra của hội đồng được tiến hành phối hợp với cuộc Kiểm tra và Nghiên cứu Tiêu dùng Quốc tế.
Cục Hải quan cho biết, sau khi nhận được báo cáo của hội đồng, họ đã lấy mẫu từ sáu trong số bảy mô hình có vấn đề để tiến hành kiểm nghiệm. Nếu phát hiện bất kỳ vi phạm nào liên quan đến Pháp lệnh về Đồ chơi và sản phẩm an toàn cho trẻ, thì các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp có thể sẽ đối mặt với mức hình phạt tối đa là phạt tiền 100.000 đô la Hồng Kông cộng thêm một năm tù giam.
Lãnh đạo của Capella đã trao đổi với Hội đồng rằng, các mẫu được sử dụng trong thử nghiệm có gắn tên thương hiệu của họ là loại mô hình cũ, còn các mẫu hiện nay trên thị trường đều tuân thủ theo tiêu chuẩn Mỹ.
Còn người đại diện của hãng Chicco cho biết sản phẩm của họ đã tuân thủ theo tiêu chuẩn châu Âu và được ba phòng thí nghiệm thừa nhận kết quả đó.
Tuy nhiên, mẫu xe giá rẻ nhất của hãng California Bear có tên Ellipsa Denim First lại là một trong số năm mẫu xe đẩy trẻ em được Hội đồng đánh giá có hiệu quả tốt và tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo VietQ