Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Những nguyên liệu nấu cháo kị nhau


Có một số thực phẩm có các thành phần dinh dưỡng không tương đồng. Khi mẹ dùng để nấu cháo cho bé thì các chất dinh dưỡng có thể bị hòa tan, hao hụt một lượng lớn; hoặc chất này làm cản trở sự hấp thu và chuyển hóa của chất kia. Kết quả là làm bé bị thiếu dinh dưỡng hoặc bị rối loạn tiêu hóa, không tốt cho sức khỏe...

Dưới đây là một số thực phẩm kị nhau mẹ không nên nấu chung trong một bát cháo cho bé:

Không nấu cháo carrot chung với củ cải

Carrot có chứa enzyme có thể phá hủy hàm lượng vitamin C có trong củ cải. Bởi thế, nếu mẹ nấu chung hai loại củ này thì lượng vitamin C sẽ bị giảm, làm bé ít hấp thu được vitamin C.

 

Không nấu cháo óc lợn với lòng đỏ trứng gà

Nếu nấu chung thì hàm lượng cholesterol sẽ tăng cao, không tốt cho sức khỏe của bé.

Không nấu cháo thịt cùng đậu nành

Thịt và đậu nành đều nhiều đạm nên nếu nấu chung trong một bát cháo sẽ làm lượng đạm tăng lên, khiến bé bị quá tải trong tiêu hóa.

Không nấu cháo thịt lợn cùng với thịt bò

Theo Đông y, thịt lợn có tình hàn, còn thịt bò có tính ôn; vì vậy, hai loại thịt này khắc nhau. Nếu mẹ dùng cả thịt lợn và thịt bò nấu chung trong một bát cháo của con thì các giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thịt sẽ bị giảm.

Không nấu cháo thịt bò với lươn

Đây cũng là hai thực phẩm khắc nhau, có thể làm bé bị rối loạn tiêu hóa.

Không nấu cháo chung thịt gà với cá chép

Nếu nấu cùng nhau, bé sẽ bị nổi mụn nhọt, đầy bụng.

Không nấu cháo thịt bò cùng hải sản

Bé ăn cháo thịt bò, hải sản có thể bị chậm hấp thu canxi của cơ thể. Do canxi có trong hải sản sẽ bị kết tủa với chất phôt pho có trong thịt bò.

Không nấu cháo thịt bò với đỗ đen

Vì nấu cùng đỗ đen, chất sắt có trong thịt bò sẽ bị mất đi. Bởi thế, bé sẽ không hấp thu được chất sắt. Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho bé ăn chè đậu đen ngay sau khi vừa ăn thịt bò. Nên đợi khoảng 2 tiếng sau khi bé ăn thịt bò mới ăn đậu đen.

Theo Mevabe.net