Đừng để những lỗi "ngớ ngẩn" trong quá trình cho con uống sữa này kìm hãm sự phát triển của trẻ. Sữa không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều chị em trong quá trình cho con uống sữa mắc phải một số lỗi nhỏ khiến trẻ không thể hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong sữa. Đặc biệt với trẻ nhỏ ở giai đoạn 0-1 tuổi, khi việc phát triển thể chất vẫn còn trong giai đoạn quan trọng, đừng để những lỗi "ngớ ngẩn" này kìm hãm sự phát triển của con. Không: Dùng lò vi sóng để hâm sữa cho con Nhiều bà mẹ có con biếng ăn, 150ml sữa cũng phải chia làm 3 lần mới hết. Mỗi khi như vây, rất nhiều chị em băn khoăn không biết nên làm gì với phần sữa thừa, để con uống lạnh hay cho vào lò vi sóng quay lên cho ấm? Trong thực tế, nguyên tắc làm nóng sữa của lò vi sóng rất đơn giản. Khi mẹ đưa sữa vào, sóng vi-ba sẽ khiến các phân tử nước hỗn loạn, va chạm, ma sát và sinh ra nhiệt, làm nóng sữa. Về nguyên tắc, nếu chỉ làm nóng vài giây, lò vi sóng không làm thay đổi lớn các chất dinh dưỡng trong sữa. Ví dụ, với 250ml sữa chỉ được làm nóng trong 30-60 giây là đủ. Thời gian gia nhiệt quá dài, protein sữa và các chất dinh dưỡng khác sẽ bị hao hụt. Lời khuyên: Sữa là nguồn dinh dưỡng chính đối với trẻ sơ sinh, vì vậy không nên "liều" dùng lò vi sóng để tránh làm mất chất. Mẹ nên pha đúng lượng sữa con cần, cố gắng không để trẻ uống đi uống lại sữa thừa. Không: Pha sữa quá đặc Nhiều chị em vì muốn con ăn no sâu hơn, tăng cân tốt hơn nên đã cố tình làm tăng lượng sữa, pha thêm từ 1-2 thìa sữa bột so với chuẩn của nhà sản xuất. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Sữa càng đặc không hề tỷ lệ thuận với việc càng nhiều chất dinh dưỡng và càng tốt. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn là từ sữa. Nếu pha quá đặc, bé sẽ bị thiếu nước, hoặc sinh ra táo bón, chán ăn, bỏ ăn. Uống sữa quá đặc trong thời gian dài không những không làm trẻ tăng cân mà còn có thể gây xuất huyết ruột cấp tính. Các nhà nghiên cứu đã tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu ra tỷ lệ chuẩn nhất của bột và chất lỏng, sau cho các chất dinh dưỡng và vitamin được hòa tan hoàn toàn và để hệ tiêu hóa non nớt của bé có thể hấp thụ một cách tốt nhất. Do vậy, mẹ đừng cố "pha chế" sữa bột theo công thức của mình. Hãy để các nhà khoa học làm điều đó.
Rất nhiều chị em có thói quen cho con ăn trái cây dầm sữa hoặc bổ sung thêm nước trái cây hòa với sữa cho con. Điều này là không khoa học. 80% protein có trong sữa là casein, những loại trái cây có tính axit như cam, chanh, khi kết hợp với casein sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa. Không:Bổ sung thêm canxi vào sữa Ngày nay, hầu hết các bà mẹ đều có ý thức về việc bổ sung canxi, vitamin D cho trẻ. Tuy nhiên vì những loại thuốc này khá khó uống nên nhiều chị em đã nảy ra "sáng kiến" hòa chung canxi vào sữa cho con để dễ uống. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu mẹ thêm canxi vào sữa, canxi này cũng sẽ kết hợp với casein gây hiện tượng đóng cặn, đặc biệt khi canxi hòa vào nước nóng, hiện tượng này càng rõ ràng hơn. Không: Pha sữa với nước cháo loãng Trong sữa bò có nhiều vitamin A, còn trong nước cơm và cháo chủ yếu là chất bột với chất lipoxidase - một loại chất sẽ phá hủy vitamin A. Pha thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa vô tình mẹ đã làm mất đi lượng vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Thêm vào đó, tinh bột trong cháo, nước cơm sẽ cạnh tranh hấp thu với canxi. Trẻ có thể chậm tăng trưởng chiều cao, chậm mọc răng, ngủ trằn trọc, khóc đêm,... do kém hấp thu canxi trong sữa. Mặt khác, các hãng sữa đã đề ra công thức chuẩn nhất cho sản phẩm của mình. Sữa pha với nước cháo loãng có thể làm biến chất hay thậm chí gây rối loạn tiêu hóa, từ đó đẫn đến sụt cân ở trẻ nhỏ. Không:Cho con uống thuốc với sữa Cho trẻ uống thuốc luôn là vấn đề làm đau hầu rất nhiều chị em. Hầu hết mẹ Việt đều lo lắng thuốc đắng con không chịu nuốt nên quyết định trộn lẫn thuốc trong sữa để cải thiện mùi vị. Trên thực tế, phương pháp này hoàn toàn sai. Sữa sẽ ảnh hưởng đáng kể sự hấp thu thuốc vào cơ thể trẻ. Sự thật, uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, khiến cho can-xi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm... gây phản ứng hóa học với thuốc, hình thành chất hòa tan không phải nước, điều này không chỉ làm giảm thấp hiệu quả thuốc, còn có thể gây nguy hại cho cơ thể. Khi cho con uống thuốc, mẹ nên chọn khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng bữa ăn là tốt nhất. Lúc này là khi dạ dày của bé đã dọn sạch, có lợi cho sự hấp thụ thuốc và tránh nôn mửa sau khi uống. . Những loại thuốc có chứa chất kích thích dạ dày mẹ có thể cho con uống một giờ sau bữa ăn để ngăn ngừa chấn thương niêm mạc dạ dày. Theo Khám phá
|