Mốc phát triển của trẻ - những điều cha mẹ chưa biết. Càng hiểu rõ về các cột mốc phát triển của con, cha mẹ càng tiến đến gần hơn với giải pháp dinh dưỡng kịp thời và đúng đắn để hỗ trợ con phát triển một cách tối ưu và toàn diện. Trên khắp các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm làm cha mẹ, chúng ta dễ dàng bắt gặp những lời tâm sự đầy yêu thương và hãnh diện mỗi khi con trẻ bước qua tuổi mới. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ thường xuyên theo dõi sự phát triển của con qua các chỉ số về chiều cao và cân nặng. Mẹ Hồng Anh (27 tuổi, ngụ Cần Thơ) tự hào chia sẻ: "Chào mừng con yêu bước vào tuổi lên 1. Con đã cao được 84cm và nặng 11kg. Con được như thế này là "thành tích" của cả gia đình qua các bữa cháo do mẹ kỳ công chế biến, và những buổi dỗ ăn hết hơi của cả bà ngoại và mẹ. Ăn ngoan chóng lớn và mãi đáng yêu như hiện giờ con nhé!" Mẹ Bảo Nguyên (28 tuổi, ngụ Quận 3, Tp.HCM) tâm sự: "Tuổi lên 3, khi con cao 96cm và nặng gần 14kg cũng là khi mẹ bắt đầu chật vật với những lần ốm vặt thường xuyên của con. Cứ sau một chuyến du lịch là con lại lăn ra ốm, mẹ phải làm sao để chăm sóc con tốt hơn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất để con khỏe mạnh và cứng cáp hơn đây?" Tuy nhiên, giáo sư Louis Dye (chuyên gia về Nhi khoa và Dinh dưỡng và Hành vi trẻ em, Đại học Leeds, Anh quốc) đã đưa ra nhận định: "Trẻ không chỉ lớn lên theo độ tuổi, mà còn theo từng cột mốc phát triển". Các cột mốc phát triển này của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng khác nhau chứ không chỉ là chỉ số cân đo thông thường. Các cột mốc phát triển là những kỹ năng mà hầu hết trẻ đều làm được ở một độ tuổi nhất định. Đó là lần đầu tiên trẻ cười, khi trẻ bước những bước chập chững đầu tiên, hoặc khi trẻ bi bô những lời đầu tiên. Cột mốc phát triển thể hiện ở các lĩnh vực như thể chất, giao tiếp, cảm xúc và nhận thức chẳng hạn bước đi, chia sẻ với người khác, thể hiện cảm xúc, nhận ra âm thanh quen thuộc... Cột mốc phát triển thể hiện ở các lĩnh vực như thể chất, giao tiếp, cảm xúc và nhận thức... (Nguồn ảnh: Lê Anh) Di truyền chỉ chiếm 23% trong việc phát triển theo cột mốc của trẻ, trong khi dinh dưỡng chiếm 32% và 45% còn lại là yếu tố về môi trường - cách bố mẹ chăm sóc, hỗ trợ và giúp đỡ trẻ. Đó cũng là lý do tại sao các bậc cha mẹ đã bắt đầu quan tâm tìm hiểu nhiều hơn về các mốc phát triển của trẻ được phân chia như thế nào, chế độ dinh dưỡng như thế nào là phù hợp và nên chăm sóc trẻ như thế nào là đúng để con đạt được sự hỗ trợ tối đa để phát triển tối ưu nhất. Giải pháp dinh dưỡng tối ưu để bé vững vàng chạm mốc Ở giai đoạn mang thai, mẹ cần bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA, Axit Folic, Sắt và các dưỡng chất thiết yếu, nhằm giúp trẻ phát triển trí não tối ưu, thông minh hơn, tăng trưởng và phát triển hoàn thiện để sẵn sàng đón chào thế giới mới. Trong khi đó, giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi, trẻ lớn rất nhanh và nhu cầu dinh dưỡng cần hàm lượng chất béo cùng protein cao, cũng như vi chất Probiotics để giúp trẻ hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Chuyển giao qua giai đoạn tập đi (từ 6 - 12 tháng), trẻ cần đến chế độ dinh dưỡng giúp phát triển tốt cơ bắp, cũng như sự cân bằng để tiến đến những vận động tinh hơn. Hiểu đúng về cột mốc phát triển, cha mẹ sẽ nắm được qui tắc bổ sung dưỡng chất một cách khoa học và hợp lý cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện trong tương lai. (Nguồn ảnh: Lê Anh) Từ 1 - 2 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu tò mò về thế giới, do đó, chế độ dinh dưỡng cần chú trọng phát triển cả trí não lẫn thị giác, bởi thông qua sự tiếp nhận hình ảnh rõ ràng, trẻ sẽ học hỏi được nhiều hơn. Khi trẻ lớn khôn hơn (2 - 4 tuổi), sự kết hợp khoa học của các dưỡng chất cần thiết như DHA, Ma-giê, Selen, Kẽm, Prebiotics,... rất cần để giúp trẻ phát triển trí não, tăng cường miễn dịch để tự do khám phá thế giới xung quanh. Và từ 4 - 6 tuổi, trẻ cần một chế độ dinh dưỡng đúng và đủ hàm lượng DHA, Tyrosin, Cholin, và các dưỡng chất thiết yếu để giúp trẻ phát huy hết tiềm năng sáng tạo, phát triển trí não, linh hoạt giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Chỉ cần hiểu rõ về triết lý trẻ lớn khôn qua những cột mốc phát triển, cha mẹ sẽ nắm được qui tắc bổ sung dưỡng chất một cách khoa học và hợp lý cho trẻ, đóng góp đến gần 80% yếu tố giúp trẻ chạm những mốc phát triển đầu đời một cách dễ dàng hơn. Theo Eva.vn |