Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Cho con bú quá lâu không hẳn là điều tốt?


Mới đây, những nhà nghiên cứu Mỹ đã chỉ ra rằng mẹ vẫn cho con trên 2 tuổi bú thì đứa trẻ càng dễ bị sâu răng.


Benjamin Chaffee - người đứng đầu các nhà khoa học của trường Đại học California, thành phố Berkeley đã tổ chức nghiên cứu mối liên hệ giữa cho con bú lâu dài và vấn đề sâu răng cho 458 bé tại các gia đình có thu nhập thấp ở Porto Alegre, Brazil.


Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tập trung vào các em bé ở các độ tuổi vào khoảng 6, 12 và 38 tháng. Đây là độ tuổi đủ cứng cáp để có thể ăn được những thức ăn cứng cũng như bú mẹ bình thường.


Tại mỗi thời điểm đến tận nhà các bé lấy thông tin, đi cùng các nhà nghiên cứu luôn là hai nha sĩ rất giỏi trong ngành. Cụ thể, lần 1 là vào thời điểm các bé 6 tháng tuổi, đội nghiên cứu thu thập thông tin về số lượng sữa mẹ cũng như những chất lỏng khác các bé tiêu thụ trong một ngày. Lần 2 là khi những em bé này được 12 tháng thì họ nhận được thắc mắc của cha mẹ các bé rằng liệu con họ đã có thể được ăn 29 loại thực phẩm điển hình như hoa quả, thịt, đậu, nội tạng, sữa socola, bánh quy, mật ong, nước ngọt hay bánh quy ngọt hay không.


Trẻ bú mẹ trên hai tuổi dễ bị sâu răng.


Từ các thông tin thu thập được trên, các nhà nghiên cứu đã trình bày trong cuốn Biên niên sử về dịch tễ học rằng gần một nửa số bé đã tiêu thụ một loại sữa bột pha sẵn lúc tầm 6 tháng tuổi nhưng lại chỉ còn sót lại vài bé vẫn tiếp tục uống sữa bột lúc 1 tuổi. Ngoài ra, vào giai đoạn cuối của quá trình nghiên cứu, họ cũng để ý thấy, có khoảng 40% trẻ em bú sữa mẹ ở độ tuổi từ 6 đến 24 tháng bị sâu răng. Còn những bé bú sữa mẹ lâu hơn 2 năm và thường xuyên, liên tục thì con số đó tăng lên 48%.

 

Trả lời câu hỏi liệu có phải sữa mẹ là nguyên nhân gây sâu răng của trẻ, tiến sĩ Chaffee cho biết nghiên cứu của họ không cho rằng cho con bú gây sâu răng. Mà nguyên nhân có thể do sữa mẹ kết hợp với dư thừa đường tinh luyện trong các loại thực phẩm hiện đại ngày nay, đã góp phần lớn vào sự sâu răng nhìn thấy được của trẻ bú sữa mẹ lâu và thường xuyên nhất.


Tuy nghiên cứu này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng thêm nhưng tiến sĩ Chaffee cho hay những phát hiện này hoàn toàn phù hợp với hướng dẫn của những nhà nha khoa chuyên nghiệp là tránh cho con bú sau khi trẻ mọc răng.


Tiến sĩ William Bowen, giáo sư danh dự tại Trung tâm Sinh học luận tại Đại học Trung tâm Y tế Rochester, New York giải thích với tờ Reuters Health: "Có hai khía cạnh của việc bú sữa mẹ là trong sữa của một số ít bà mẹ có khả năng thúc đẩy sâu răng. Khía cạnh thứ hai là khía cạnh vật lý cho con bú hay thậm chí là bú bình, và đây là nguyên nhân gốc rễ của vấn đề".


Bởi theo ông khi một em bé bú sữa trực tiếp từ ti mẹ hay ti bình thì lượng nước bọt tiết ra cũng không nhiều, mà nước bọt góp phần làm giảm vi khuẩn trong khoang miệng. Vì vậy, việc cho con bú quá lâu có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Cộng thêm những thói quen xấu như lười vệ sinh răng miệng sẽ càng thúc đẩy vi khuẩn tấn công răng sữa của bé. TS. William Bowen khuyên các bậc cha mẹ nên ngăn ngừa bệnh sâu răng của trẻ bằng cách lau trong miệng bé bằng một miếng vải sạch và ẩm.


Kết hợp với lời giải thích của tiến sĩ Bowen, tiến sĩ Chaffee cho biết sức khỏe răng miệng là một trong những vấn đề quan trọng nên các bậc cha mẹ nên cùng với sự trợ giúp của bác sĩ nhi khoa để tìm đúng độ tuổi cai sữa cho con mình.


Tuy nhiên, ông cũng lưu ý với độc giả, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo trẻ nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên và ăn bổ sung thêm một số loại thực phẩm rắn. Không những thế, WHO cũng khuyến nghị các bậc cha mẹ nên cho con bú tới 2 tuổi hoặc lâu hơn nữa.


Theo afamily